Hạ viện Đức vừa mới thông qua đạo luật về an
ninh mạng mới thứ 6 tuần trước trong đó có thể phạt tới mức 50 triệu Euro nếu
các nhà cung cấp mạng xã hội như Twitter, Facebook, Google,... không xóa các
bài viết được người đọc báo cáo trong vòng 24 tiếng với những nội dung
"fake news" (tin giả) hoặc "hate speech" (giọng điệu thù
địch). Với những nội dung không thể hiện rõ mà hàm chứa ẩn ý thì phải xóa trong
vòng 7 ngày.
Trước đó, báo chí phản ánh Chính phủ Đức tìm
cách xiết chặt quản lý “ngôn luận” trên mạng xã hội. Năm 2014, Đức đã thông qua
Luật An ninh mạng, theo đó dư luận đánh giá “Đức trở thành nước đi đầu ở châu
Âu trong xây dựng luật an ninh
thông tin, tiến tới đưa hạ tầng mạng của quốc gia này vào nhóm an
toàn nhất thế giới. Luật an ninh thông tin mới của Berlin hướng tới mục tiêu
cải thiện tình hình an ninh thông tin của các doanh nghiệp và cơ quan công
quyền cũng như bảo vệ tốt hơn cho người dân Đức trên môi trường mạng Internet.”
Mới đây, Đức thành lập bộ tư lệnh an ninh
mạng dự kiến hơn 13.500 quân. Từ cuối năm 2016, báo chí Đức đưa tin: “bà
Merkel đang xem xét áp dụng khoản phạt lên tới 500.000 Euro (khoảng 522.000USD)
đối với Facebook và các mạng xã hội khác, nếu các trang này để lan tràn tin tức
sai sự thật mà không xóa bỏ kịp thời.”
Cùng với Đức, Liên minh EU và các nước Châu Âu
gia tăng gây sức ép lên các công ty cung cấp mạng xã hội của Mỹ. Các công ty
truyền thông cũng phải chịu sức ép từ chính quyền phương Tây, vì không hành
động kịp thời để xóa các nội dung liên quan đến các nhóm khủng bố và tổ chức
cực hữu. Vào tháng 12/2016, hội nghị châu Âu đã đưa ra cảnh cáo rằng đã hết
thời gian cho các công ty công nghệ Mỹ chứng minh sự nghiêm túc của họ về việc
xử lý các phát ngôn ác ý hoặc chấp nhận các quy định nghiêm ngặt hơn.
Trước các biện pháp cứng rắn từ chính quyền
Đức, cuối cùng Facebook đã thông báo về việc đem vào thử nghiệm một công cụ
được thiết kế để chống các tin tức sai sự thật (fake news tool). Theo như xác
nhận của tạp chí Financial Times, công cụ phát hiện tin tức giả của Facebook là
một quy trình gồm: tố cáo của người dùng, kiểm tra của bên thứ 3 và cắm cờ cảnh
báo từ phía Facebook cho các tin giả.
Việc mở rộng áp dụng công cụ này cho các nước
khác vẫn chưa được xác nhận. Tuy nhiên, theo tuyên bố từ phía Facebook, công ty
đang tiếp tục nghiên cứu và xem xét việc áp dụng trên phạm vi toàn cầu một khi
đã xác nhận được các thách thức phải đối mặt.
Nước Anh cũng đã rút ra bài học kinh nghiệm từ
Đức. Chính quyền nước này đang lôi kéo các nhà điều hành của Facebook, Google,
và Twitter vào một cuộc điều tra để xác nhận các khả năng xung quanh việc tin
tức sai sự thật trên mạng xã hội có thể làm suy yếu chế độ dân chủ.
Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang lấy ý kiến
cho bản Dự thảo Luật An ninh mạng với đối tượng áp dụng là cơ quan, tổ chức, cá
nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan
tới hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng không gian mạng và bảo vệ an ninh mạng
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các hành vi bị nghiêm cấm là “1.
Sử dụng không gian mạng xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự
an toàn xã hội. 2. Đăng tải thông tin chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, trái đạo đức,
thuần phong mỹ tục trên không gian mạng. 3. Xâm nhập, chiếm đoạt trái phép
thông tin, tài liệu. 4. Tấn công mạng. 5. Khủng bố mạng”. Như vậy so với Đức và
một số nước khác, Việt Nam bị xem là chậm chạp trong ban hành Luật An ninh mạng
cũng như đưa ra các “thiết chế” với các nhà cung cấp mạng xã hội. Mức phạt sẽ
phải chờ Nghị định ban hành. Như vậy, mất một thời gian khá lâu nữa, vấn đề
“ngôn luận” trên mạng xã hội mới có luật riêng để điều chỉnh.
So sánh “hiện tượng” tăng cường siết chặt “tự
do ngôn luận” trên mạng xã hội của Đức và các chính phủ phương Tây cho thấy,
các nước này đang ban hành những văn bản luật trái với tiêu chí “dân chủ”, “dẫm
đạp lên hiến pháp”, “chà đạp lên quyền tự do ngôn luận”. Lấy ví dụ “để đánh giá
một bài viết liệu có phải là "fake news" hay "hate speech"
không thể nào nhờ vào cảm tính của một người đọc mà phải dựa vào yếu tố xác
thực của sự kiện, quan niệm của mỗi quốc gia, mỗi vùng miền. Chỉ với một người
xem xét và công ty phải có trách nhiệm xóa trong vòng 24 tiếng thì đó là bộ
luật chà đạp lên quyền tự do ngôn luận của công dân”.
Dự kiến, nếu bộ luật luật này ban hành, nước
Đức đã đưa mình vào danh sách những nước kiểm duyệt mạng Internet gắt gao nhất
thế giới. Mong rằng, trong quá trình xây dựng Luật an ninh mạng Việt Nam, chính
phủ Việt Nam nên tham khảo luật này của Đức và một số nước Châu Âu. Trước khi
phê duyệt, cần tăng cường tuyên truyền, đem so sánh các chế tài của Việt Nam
với các nước dân chủ phương Tây kể trên, nhất là giới đấu tranh dân chủ cuội
trong nước.
Hóa ra ở đâu cũng vậy chứ có phải như các nhà zân chủ vẫn gào lên là Việt Nam hạn chế cái nọ cái kia đâu nhỉ? Những thông tin thế này rất có ích cho các anh chị zân chủ ha.
Trả lờiXóaChắc FB cũng phải điều chỉnh ở các nước khác, một khi các quốc gia đồng loạt lên tiếng thì sẽ tạo hiệu ứng và cái quan trọng là người ta nói đúng thì phải thực hiện thôi. Yêu cầu cấp quốc gia thì không thể làm ngược, nó thành chính sách nhà nước luôn.
Trả lờiXóaViệt Nam cũng vừa vào cuộc rồi, yêu cầu gỡ bỏ những thông tin xấu độc.
Trả lờiXóaAnh cũng đã rút ra bài học kinh nghiệm từ Đức. Chính quyền nước này đang lôi kéo các nhà điều hành của Facebook, Google, và Twitter vào một cuộc điều tra để xác nhận các khả năng xung quanh việc tin tức sai sự thật trên mạng xã hội có thể làm suy yếu chế độ dân chủ.
Trả lờiXóaKhông chỉ có Đức mà các nước Châu Âu khác gia tăng gây sức ép lên các công ty cung cấp mạng xã hội của Mỹ. Các công ty truyền thông cũng phải chịu sức ép từ chính quyền phương Tây, vì không hành động kịp thời để xóa các nội dung liên quan đến các nhóm khủng bố và tổ chức cực hữu. Vào tháng 12/2016, hội nghị châu Âu đã đưa ra cảnh cáo rằng đã hết thời gian cho các công ty công nghệ Mỹ chứng minh sự nghiêm túc của họ về việc xử lý các phát ngôn ác ý hoặc chấp nhận các quy định nghiêm ngặt hơn.
Trả lờiXóaNước Đức đã đưa mình vào danh sách những nước kiểm duyệt mạng Internet gắt gao nhất thế giới. Mong rằng, trong quá trình xây dựng Luật an ninh mạng Việt Nam, chính phủ Việt Nam nên tham khảo luật này của Đức và một số nước Châu Âu. Trước khi phê duyệt, cần tăng cường tuyên truyền, đem so sánh các chế tài của Việt Nam với các nước dân chủ phương Tây kể trên, nhất là giới đấu tranh dân chủ cuội trong nước, để cho chúng nó hết phán bậy phán bạ, hết kêu Việt Nam mất dân chủ, nhân quyền.
Trả lờiXóaHạ viện Đức vừa mới thông qua đạo luật về an ninh mạng mới thứ 6 tuần trước trong đó có thể phạt tới mức 50 triệu Euro nếu các nhà cung cấp mạng xã hội như Twitter, Facebook, Google,... không xóa các bài viết được người đọc báo cáo trong vòng 24 tiếng với những nội dung "fake news" (tin giả) hoặc "hate speech" (giọng điệu thù địch). Với những nội dung không thể hiện rõ mà hàm chứa ẩn ý thì phải xóa trong vòng 7 ngày.
Trả lờiXóaƯớc gì việt nam cũng áp dụng nhỉ?
ếu bộ luật luật này ban hành, nước Đức đã đưa mình vào danh sách những nước kiểm duyệt mạng Internet gắt gao nhất thế giới. Mong rằng, trong quá trình xây dựng Luật an ninh mạng Việt Nam, chính phủ Việt Nam nên tham khảo luật này của Đức và một số nước Châu Âu. Trước khi phê duyệt, cần tăng cường tuyên truyền, đem so sánh các chế tài của Việt Nam với các nước dân chủ phương Tây kể trên, nhất là giới đấu tranh dân chủ cuội trong nước.
Trả lờiXóaNước ngoài người ta áp dụng những bộ luật như vậy, nào có ai thấy không hợp lý thì lên tiếng đi, có phản đối gì thì phản đối đi. Nói thật với các bác chứ cái điều luật này mà ở việt nam thì chắc chắn có nhiều kẻ ngứa mồm lại có chuyện để nói rồi.
Trả lờiXóaDân chủ như ở phương Tây mà đăng tin xấu, không đúng sự thật là có chế tài ngay. Ở nước ta xem ra còn quá nhẹ tay cho những kẻ bịa đặt, thổi phồng sự thật trên mạng. Có lẽ để có được dân chủ thì phải loại trừ những kẻ lợi dụng dân chủ phá rối. Hy vọng Quốc hội Việt Nam sớm thống qua luật về cách đưa tin, ứng xử trên mạng và cần có chế tài thật nghiêm với những kẻ vi phạm.
Trả lờiXóa