
Một cửa hàng Lotte trở thành đòn nạn nhân trả đũa kinh tế của Trung Quốc
Tờ Financial Times (Anh)
mới đây có bài phân tích sâu về chính sách ngoại giao tẩy chay của Trung Quốc,
cho biết Trung Quốc dường như đã thành công khi dùng chính sách ngoại giao tẩy
chay đối với những nước mà họ cho rằng đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi của mình.
Chính sách khẳng định sức mạnh của Trung Quốc hiện nay của ông Tập Cận Bình đã
khiến chiêu bài sức ép kinh tế của Trung Quốc sẽ còn được phát huy mạnh mẽ
trong tương lai.
Theo bài viết, Hàn Quốc là quốc gia mới nhất đang gánh chịu
chiến dịch trả đũa do Bắc Kinh tiến hành. Đảo Jeju của Hàn Quốc thường đầy
ắp các du khách Trung Quốc đến nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, cả một chuỗi những hoạt
động dịch vụ liên hoàn để phục vụ du khách Trung Quốc của Hàn Quốc chỉ trong
vòng 1 đêm hồi tháng 3 vừa qua, đã trở nên ế ẩm sau khi Bắc Kinh quyết định
chặn các công ty du lịch của Trung Quốc không cho đưa du khách sang Hàn Quốc
nhằm trả đũa cho quyết định của Hàn Quốc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa
tầm cao giai đoạn cuối (THAAD).
Theo số liệu chính thức mà Financial Times có được, số
lượng du khách Trung Quốc trung bình mỗi ngày đến đảo Jeju giảm đột ngột từ 7.500 người
hôm trước xuống còn 1.000 người ngay ngày hôm sau. Tình
trạng tương tự cũng xảy ra tại Seoul nơi được coi là thiên
đường mua sắm của du khách Trung Quốc bỗng trở nên vắng khách Trung Quốc. Theo
một người bán hàng tại Seoul, từ ngày 15/3 đến nay, cửa
hàng ông không có nổi một người Trung Quốc viếng thăm. Một nhân viên bán hàng
khác cho biết công ty đã buộc các nhân viên phải nghỉ không lương bởi lượng du
khách Trung Quốc đến mua sắm giảm mạnh. Tác động ảnh hưởng này không chỉ có
những người bán hàng lẻ và các khách sạn của Hàn Quốc cảm nhận được. Những hãng
sản xuất xe hơi của Hàn Quốc cũng hứng chịu không kém. Huyndai cho biết doanh
số bán hàng quý 1/2017 của hãng tại Trung Quốc (thị trường tiêu thụ xe hơi lớn
nhất của hãng này) giảm 14% so với cùng kỳ năm 2016, trong khi hãng xe KIA giảm
tới 36% trong bối cảnh sức tiêu thụ xe hơi tại thị trường Trung Quốc tăng 4% so
với cùng kỳ năm 2016.
Trước đó, những
nhà sản xuất xe hơi của Nhật Bản, những nông dân trồng
chuối của Philipin và những nhân viên ngành du lịch Đài Loan, tất cả đều đã
được nếm trải mùi vị chiến dịch tẩy chay kiểu này của Trung Quốc nhưng ở các
cấp độ khác nhau.
Các nhà ngoại giao và các
người điều hành doanh nghiệp nước ngoài đều sợ chết khiếp khi bị kết tội “gây
tổn thương đến tình cảm của người dân Trung Quốc” khi Trung Quốc dùng điều này
để bắt đầu chiến dịch cấm vận của mình. Nỗi lo sợ của các nhà ngoại giao hay
đầu tư ngoại tăng lên khi sức mạnh kinh tế của Trung Quốc đang gia tăng và khi
những tuyên bố về chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc được cất lên. Và một thực tế
là người tiêu dùng Trung Quốc dễ dàng bị ảnh hưởng tác động mạnh mẽ từ các
trang mạng xã hội lớn của Trung Quốc như Weibo và WcChat.
Và kết quả sẽ là sự tàn phá
như ôtô bị đập nát, các nhà máy bị tấn công và những nỗ lực để bước chân vào
một trong những thị trường lớn nhất thế giới của họ trong nhiều năm qua tiêu
tan trong giây lát. Theo lời nhận định của Duncan Innes - Ker (chuyên
gia phân tích về Trung Quốc của đơn vị Tình báo Kinh tế của tờ the Economist), các
doanh nghiệp nước ngoài hầu như không thể làm gì để bảo vệ được
mình trước những hành động mang tính chính sách kiểu này, mà họ sẽ
phải cố gắng để lấy lòng các nhà chức trách Trung Quốc để duy trì mối quan hệ
tốt với Trung Quốc.
Năm 1905, Tổng thống Mỹ khi
đó là Roosevelt đã yêu cầu Mỹ xem xét sửa lại luật bị cho
là phân biệt đối xử khi người Trung Quốc
nhập cư vào Mỹ sau khi nước Mỹ chịu “thiệt hại”, đặc biệt do Trung Quốc tẩy
chay đối với mặt hàng cotton của Mỹ Ông Roosevelt khi đó đã
đưa ra lời cảnh báo: “chúng ta thật thiển cận khi để các đối thủ cạnh tranh đẩy
chúng ta ra khỏi những thị trường Trung Quốc rộng lớn”.
Với vị thế là một nhà sản
xuất lớn và là thị trường lớn tiêu thụ các sản phẩm trong nền kinh tế toàn cầu,
Trung Quốc càng trở nên quan trọng hơn. Việc Bắc Kinh nắm giữ nền kinh tế thông
qua các công ty nhà nước và thông qua đòn bẩy là các doanh nghiệp tư nhân rất
mạnh nên lời cảnh báo của cố Tổng thống MỹRoosevelt về sự nguy hiểm khi
làm Trung Quốc phật ý trở nên có lý hơn bao giờ hết.
Trong những năm gần đây,
Nhật Bản cũng khiến Trung Quốc tức giận do phản đối Bắc Kinh liên quan đến các
tranh chấp tại Biển Hoa Đông, nên Hàn Quốc dường như thu hút được Trung Quốc
đẩy mạnh các hoạt động đầu tư, mặc dù nước này đang có một đội ngũ lớn binh
lính Mỹ đóng quân tại đây. Nhưng tất cả đã thay đổi từ năm 2016
sau khi Hàn Quốc quyết định triển khai THAAD nhằm bảo vệ các khu dân cư và các
mục tiêu hạ tầng trọng yếu. Hệ thống có khả năng cơ động cao và có thể triển
khai trên toàn thế giới và tương tác với các hệ thống phòng thủ tên lửa khác.
Hộ thống THAAD được cho là để dùng để bảo vệ Hàn Quốc trước mối đe dọa tên lửa
hạt nhân từ phía Triều Tiên.
Bắc Kinh đã vô cùng lức giận
trước động thái này vì lo ngại THAAD của Mỹ sẽ làm gia tăng vai trò an ninh của
Mỹ tại khu vực và có thể dẫn đến việc giám sát chặt chẽ hơn các hoạt động của
Bác Kinh. Trung Quốc phản ứng về sự hiện diện của THAAD diễn ra rất từ từ. Đầu tiên Bắc
Kinh đánh vào mục tiêu là một số công ty của Hàn Quốc liên quan đến vấn đề
sức khỏe và an toàn. Nhưng Trung Quốc trở nên cứng rắn hơn khi biết
chắc chắn Hàn Ouốc sẽ thúc đẩy việc triển khai THAAD
Hàng hóa bị hải quan giữ
lại. Các nhân viên làm việc tại các hãng của Hàn Quốc bị
soi xét. Lotte, tập đoàn bán lẻ của Hàn Quốc bị ảnh hưởng nặng nề
nhất. 87 trong tổng số 99 chuỗi cửa hàng của tập đoàn này tại Trung Quốc bị
đóng cửa do tập đoàn này đã nhượng lại một sân golf của mình cho
Chính phủ Hàn Quốc để phục vụ cho công việc triển khai THAAD. Việc trả đũa
trở nên trắng trợn khi Mỹ bắt đấu lắp đặt dàn hệ thống THAAD hồi tháng 3. Ngoại trưởng
Trung Quốc Vương Nghị cảnh báo Hàn Quốc: “điều này sẽ khiến Hàn
Quốc tự chuốc lấy những thiệt hại mà thôi”.
Vừa qua, các nhà đầu tư Anh đã thành công khi thuyết phục Chính phủ
Anh không tiếp đón ông Đạt Lai Lạt Ma,sau
khi họ nhận được sự lạnh nhạt của quan chức Trung Quốc khi Thủ tướng Anh lúc đó
là David Cameron đã gặp vị lãnh tụ tinh thần
năm 2012. Bắc Kinh đã hủy hàng loạt cuộc gặp với
các bộ trưởng Anh và các thỏa thuận đầu tư với Anh đã bị tạm
ngừng cho đến khi phía Trung Quốc nhận được cam kết sẽ không có cuộc gặp lặp
lại nào với Đạt Lai Lạt Ma nữa.
Na Uy
đã trải qua nhiều năm đàm phán và đã đi đến cam kết “đánh giá cao tầm quan
trọng những lợi ích chủ chốt và nhưng mối quan tâm lớn của Trung Quốc”.
Năm 2016, nhằm tái thiết những mối quan hệ với Trung
Quốc, sau khi Bắc Kinh trừng phạt Na Uy do quyết định năm 2010
của một nhóm độc lập được chỉ định bởi các chính trị gia Na Uy đã trao giải
thưởng Nobel hò la bình cho Liu Xiaobo
(nhân vật bất đồng chính kiến người Trung Quốc). Theo tính toán của nhà kinh tế
học Ivar Kolstad, trong báo cáo nghiên cứu của tổ chức nghiên cứu độc lập CMI
của Na Uy thì tranh cãi giữa Trung Quốc và nước này đã gây thiệt hại
kinh tế từ các đơn hàng xuất khẩu của Na Uy sang Trung Quốc
ước tính từ 780 triệu - 1,3 tỷ USD và ông đi đến kết luận rằng
Trung Quốc là nước quá lớn, do vậy, mọi người cần tránh để mắc sai lầm với
Trung Quốc.
Bài báo trên có thể nói đã tổng hợp, phân tích
rất rõ chính sách dùng kính tế tạo áp lực lên chính trị của Trung Quốc khiến
các đối thủ Mỹ, Phương Tây và đồng minh khiếp đảm. Các báo chí Việt Nam cũng đã
trích đoạn bài báo này ở các góc độ khác nhau và được dư luận quan tâm, bởi đơn
giản hơn và trực quan hơn vì Việt Nam sát vách Trung Quốc, chỉ cần thị trường
nay “biến đổi” nhẹ một vấn đề gì đó cũng đủ khiến 90 triệu dân Việt “rung
rinh”. Ấy nhưng không vì thế mà Việt Nam yếu hèn bởi chúng ta từng đối đầu với
họ cả chục năm và chịu chính sách bao vây, cấm vận vì không chịu sự chi phối
của giới chóp bu Trung Quốc. Đó cũng là chính là điều khiến Việt Nam được Mỹ và
phương Tây “thân thiện” và “dễ hòa nhập” hơn các nước khác, cho dù đang theo mô
hình chính trị khác biệt. Tiếc rằng, đám zân chủ Việt cuồng Mỹ, đám trí thức
cuồng “thoát Trung” không hiểu được “chân lý” hết sức đơn giản này đã được cha
ông ta đã vạch ra và ngày nay Đảng, Nhà nước đang tiếp nối hết sức hiệu quả này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét