Sao Làng Tám
Nguyễn Ngọc Nam Phong
Loan báo Lời Chúa là sứ
mạng hàng đầu của linh mục. Để tác vụ Lời Chúa đạt nhiều kết quả, linh mục cần
dành ưu tiên cho chứng tá đời sống, nó biểu lộ sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa và
làm cho lời rao giảng thêm tính thuyết phục. Bổn phận người rao giảng là truyền thông Lời Chúa để giúp mọi người hoán
cải và nên thánh. Vì thế, không được giải thích tuỳ tiện hay làm
sai lệch hoặc thay đổi nội dung sứ điệp, nhưng luôn cố gắng diễn đạt cách trung
thực để Lời Chúa được đón nhận, thấu hiểu và thi hành. Làm sao cho bài giảng tạo được mối liên hệ giữa
Lời Chúa với cử hành bí tích và với đời sống cộng đoàn. Bằng cách ấy, Lời Chúa
thật sự trở thành nơi nương tựa và nguồn sống của Hội Thánh. Hơn nữa, cũng đừng
quên mục đích huấn giáo và khích lệ của bài giảng. Mục đích của bài
giảng là truyền thông sứ điệp của Chúa Kitô cho các tín hữu. Do đó, linh mục
cần phải cố gắng tạo ra sự truyền thông tốt nhất, và tránh bất cứ lời nào có
thể gây ra sự cản trở cho việc các tín hữu chấp nhận và thẩm thấu sứ điệp ấy
vào đời sống của họ. Bài giảng được coi như là thành phần của phụng vụ Lời
Chúa, và được đặt sau các bài đọc Sách thánh. Vai trò của bài giảng là chú giải
Lời Chúa nhằm giúp các tín hữu nắm bắt sứ điệp của các bài đọc trong bối cảnh
cụ thể hôm nay.
Khi
nói về trách nhiệm của các linh mục trong việc loan báo Tin Mừng, Giáo Luật
điều 757 nói rất rõ: "Các Linh mục có nhiệm vụ riêng là phải loan báo Tin
Mừng của Chúa. Đây là nhiệm vụ bắt buộc, nhất là các cha sở và những linh mục
khác được uỷ thác việc coi sóc các linh hồn".
Ðiều
762: “Xét vì dân Chúa được tụ họp do Lời Thiên Chúa hằng sống, Lời mà các tư tế
có nghĩa vụ phải tuyên giảng, cho nên những thừa tác viên có chức thánh hãy quý
trọng nhiệm vụ rao giảng; thực vậy, việc công bố Tin Mừng của Chúa cho mọi
người là một trong những bổn phận chính yếu của họ”.
Ðiều 767: (1) Trong những hình thức giảng
thuyết, nổi bất nhất là bài giảng giải thánh lễ vì là phần chính của phụng vụ
và dành riêng cho Linh Mục hay Phó Tế. Trong bài giảng ấy, phải làm sao để suốt
một năm phụng vụ có thể trình bày các mầu nhiệm đức Tin và khuôn khổ đời sống
Kitô giáo dựa vào bản văn Thánh Kinh.
Hiến Chế Về Phụng Vụ Thánh (Sacrosanctum Concilium) - Chương
II đoạn 52 phần nói về bài giảng: “Bài giảng căn cứ vào Thánh
Kinh để trình bày các mầu nhiệm đức tin và những qui tắc cho đời sống Kitô giáo
trong suốt chu kỳ năm phụng vụ, rất đáng được coi như một phần của chính Phụng
Vụ. Hơn nữa, trong những Thánh Lễ được cử hành những ngày Chúa Nhật và lễ buộc
có dân chúng tham dự, không được bỏ giảng, nếu không có lý do hệ trọng”
Theo
quy tắc tổng quát Sách lễ Roma đoạn 65, 66 “Bài giảng là thành phần của Phụng
vụ và rất được khuyến khích , vì cần thiết để nuôi dưỡng đời sống Kitô giáo.
Phải diễn giải hoặc một khía cạnh của các bài đọc Thánh Kinh, hoặc các bản văn
nào khác thuộc phần chung hay phần riêng của Thánh lễ ngày đó, có liên hệ tới
mầu nhiệm được kính nhớ, hay nhu cầu đặc biệt của thính giả .
Thông
thường bài giảng hoặc do chính linh mục chủ tế, hoặc một vị đồng tế được ngài
ủy thác, đảm nhiệm. Đôi khi, cũng có thể tùy nghi trao cho một phó tế, nhưng
không bao giờ giao cho một giáo dân . Trong những trường hợp đặc biệt và có lý
do chính đáng, Đức Giám Mục hoặc một linh mục khác, hiện diện nhưng không thể
đồng tế, cũng có thể giảng.
Vào
các ngày Chúa nhật và lễ buộc, trong mọi Thánh lễ cử hành có cộng đoàn tham dự,
phải giảng và không được bỏ, trừ khi có lý do quan trọng; còn các ngày khác
cũng nên giảng, nhất là các ngày trong tuần mùa Vọng, mùa Chay và mùa Phục
sinh, và trong các lễ khác cũng như các dịp có khá đông người tới nhà thờ .
Sau
bài giảng, nên giữ thinh lặng một khoảng thời gian vắn.” (x. QCTQ 65-66).
Đức
Giáo hoàng Gioan Phaolô II trong Tông Thư Khởi Đầu Ngàn Năm Mới ngài viết:
"Lời Chúa phải trở nên một sự gặp gỡ ban sự sống, theo truyền thống xa xưa
và luôn vững chắc về việc đọc Sách Thánh (lectio divina), cho phép rút ra từ
bản văn Thánh Kinh Lời Hằng Sống, là lời chất vấn, hướng dẫn và hình thành cuộc
sống chúng ta" (Tông thư Khởi Đầu Ngàn Năm Mới số 39).
Năm
1980, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã nêu lên tầm quan trọng cũng như định hướng
cho mọi tín hữu về giá trị của Lời Chúa trong cuộc sống: "Yêu mến Thánh
Kinh không chỉ thể hiện qua việc phổ biến sách Thánh Kinh, mà còn là siêng năng
đọc Lời Chúa trong đời sống và cho đời sống cụ thể của mình. Nói cách khác, đọc
Lời Chúa không những để hiểu về Chúa mà còn để tìm hướng đi cho cuộc đời"
(Thư chung 1980, số 8).
Qua
những phân tích ở trên, linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong đã mặc nhiên làm trái
luật lệ của giáo hội một cách công khai, liên tục và tự mặc cho mình một chiếc áo,
hoặc một vỏ bọc “Đấu tranh cho công lý và hòa bình”. Vậy đâu là chân lý?
Mục đích của Ủy ban Công lý và Hòa Bình
trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam (UBCLHB) là gì?
Mục đích của UBCLHB hướng tầm nhìn đến các tín hữu Công
giáo Việt Nam để giúp họ thấu hiểu và thể hiện công lý và hoà bình
trong đời sống theo mẫu gương Chúa Kitô và giáo huấn xã hội của Hội Thánh Công
giáo. Nhờ đó họ thăng tiến toàn diện con người và làm phát triển cộng đồng xã
hội nhằm mục tiêu: (1) Bảo vệ nhân phẩm và sự sống con người, nhất là những
người nghèo khổ, yếu kém trong xã hội, khỏi những bất công và bất an do người
khác gây ra. (2) Xây dựng cộng đồng xã hội phát triển theo những nguyên tắc nền
tảng của Học thuyết Xã hội Công giáo để đạt được công lý và hoà bình. (3) Cổ vũ
tình liên đới để phát triển các mối quan hệ tốt đẹp giữa các dân tộc trong gia
đình nhân loại. (4) Bảo vệ môi trường sống trong sạch và lành mạnh để đạt được
sự ổn định và an bình. Sứ mạng của UBCLHB là trợ giúp HĐGMVN thực hiện các
chương trình cổ vũ cho công lý và hoà bình theo tinh thần Học thuyết xã hội
Công giáo cũng như cộng tác với các cá nhân, tổ chức để thể hiện công lý và hoà
bình trong cộng đồng xã hội. UBCLHB hoạt động theo những nguyên tắc đạo đức
Kitô giáo và Giáo huấn Xã hội Công giáo. Phương thức chủ yếu là giáo huấn xã
hội: Tổ chức các khoá hội thảo, huấn luyện, buổi gặp gỡ, toạ đàm để đào sâu,
phổ biến, áp dụng học thuyết xã hội của Hội Thánh Công giáo cho cá nhân và cộng
đồng. LNhư vậy, khi tổ chức các lễ Công lý và Hòa bình tại nhà thờ Thái Hà,
linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong đã cố tình đánh tráo khái niệm, đánh
tráo phương thức hoạt động của UBCLHB từ việc hội thảo, gặp gỡ, toạ đàm thành lợi
dụng tòa giảng lời Chúa trên nhà thờ để tán phát tư tưởng
chống đối chính quyền, xuyên tạc sự thật, vu cáo chính quyền đàn áp tự do, dân
chủ, nhân quyền, cổ súy các hoạt động của các đối tượng chống đối đã bị nhà
nước Việt Nam xét xử theo đúng của pháp luật và được quốc tế công nhận với vỏ
bọc đấu tranh cho Công lý hòa bình.
Đâu là phương thức đúng
khi tổ chức các hoạt động Công lý và Hòa bình?
Bàn về mối tương quan giữa Giáo Hội và
Chính quyền, có thể nói đến tương quan giữa Giáo Hội và Chính quyền dân sự là
tương quan trong đó cả hai bên tôn trọng sự độc lập chính đáng của nhau, đồng
thời hợp tác với nhau nhằm phục vụ con người cách tốt đẹp nhất. Giáo Hội
tôn trọng quyền bính hợp pháp và chính đáng của Nhà Nước. Chúa
đã dạy: 1 Mọi người hãy vâng phục các bậc cầm quyền, vì chẳng có
quyền nào không đến từ Đức Chúa Trời; họ được ngài ban quyền hành tương đối. 2 Thế nên, người
nào chống lại bậc cầm quyền là chống lại sự sắp đặt của Đức Chúa Trời, ai chống
lại sắp đặt đó sẽ bị kết án. 3 Bậc cầm quyền
không phải để người làm lành sợ, mà là người làm dữ sợ. Vậy, anh có muốn khỏi
sợ bậc cầm quyền không? Nếu thế, hãy luôn làm điều lành, anh sẽ được họ khen; 4 vì họ là người
phục vụ Đức Chúa Trời để mang lại lợi ích cho anh. Nhưng nếu anh làm điều dữ
thì hãy sợ, vì họ dùng gươm không phải là không có mục đích. Họ là người phục
vụ Đức Chúa Trời để trừng phạt kẻ làm dữ. 5 Thế thì có lý
do chính đáng để anh em phải vâng phục, chẳng phải vì sự trừng phạt ấy thôi,
nhưng cũng vì cớ lương tâm. 6 Cũng bởi lý do
đó mà anh em nộp thuế, vì họ là tôi tớ Đức Chúa Trời để phục vụ công chúng và
luôn thi hành trách nhiệm của mình. 7 Hãy trả cho
mọi người điều mình phải trả, nộp thuế cho người mình phải nộp thuế, đóng phí
cho người mình phải đóng phí, sợ người mình phải sợ, kính trọng người mình phải
kính trọng. (Rô-ma 13:1-7).
Sự tôn trọng này phát xuất từ sự nhìn
nhận tính độc lập chính đáng của những thực tại trần thế như Công đồng Vaticanô
II minh định : “Nếu sự độc lập của các thực tại trần thế được hiểu là các thụ
tạo và các xã hội đều có những định luật và giá trị riêng mà con người phải
khám phá dần dần, sử dụng và điều hoà, thì đòi hỏi sự độc lập như thế là một
việc hoàn toàn chính đáng. Đó là điều không những người đương thời đòi hỏi, mà
còn phù hợp với ý muốn của Đấng Tạo hoá”. Cũng vậy, “Giáo Hội tôn trọng sự tự
trị chính đáng của trật tự dân chủ và không mang danh nghĩa nào để ủng hộ ưu
tiên cho giải pháp này hay giải pháp kia, liên quan đến định chế hay hiến
pháp”. Do đó, Giáo Hội không can thiệp vào các vấn đề kỹ thuật, cũng không đề
xuất hay thiết lập những hệ thống hoặc những mô hình tổ chức xã hội. Đó không
phải là sứ mạng mà Đức Kitô muốn trao cho Gíao Hội. Theo Đức giáo hoàng
Bênêđitô XVI, sự phân biệt giữa Nhà Nước và Giáo Hội như thế là thành phần
trong cấu trúc nền tảng của Kitô giáo. Giáo Hội tôn trọng và nhìn nhận sự phân
biệt và tự trị này, coi đó là tiến bộ lớn của nhân loại và là điều kiện nền
tảng cho sự tự do của Giáo Hội cũng như cho việc Giáo Hội chu toàn sứ mạng cứu
độ phổ quát giữa các dân tộc. Giáo Hội không hề muốn thay thế Chính quyền,
nhưng chỉ mong rằng trong tinh thần đối thoại và hợp tác tôn trọng nhau, Giáo
Hội có thể góp phần mình vào đời sống của đất nước, nhằm phục vụ tất cả mọi
người dân. Trong khi tham gia cách tích cực, theo như vị trí dành cho
mình và theo ơn gọi đặc thù của mình, Giáo Hội không bao giờ miễn trừ cho mình
việc thực hành bác ái xét như các hoạt động có tổ chức của các tín hữu, và,
đàng khác, không bao giờ có một tình trạng mà trong đó người ta lại không cần
tới bác ái của mỗi Kitô hữu, bởi vì con người, ngoài công bình ra, vẫn cần và
sẽ còn cần tới tình yêu (Tđ. Thiên Chúa là tình yêu, s. 29).
Là một linh mục tất lẽ dĩ
ngẫu, linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong phải hiểu được điều đó và phải có nghĩa vụ
thực hiện. Nhưng ngược lại, vị linh mục này đã lợi dụng việc tổ chức các lễ này
như một công cụ cá nhân để ngày càng cuồng ngôn, thậm chí còn kêu gọi giáo dân
hãy “sám hối tập thể” như một phương thức kêu gọi lật đổ chính quyền, coi thường
cả pháp luật và giáo luật, gây chia rẽ đoàn kết nhân dân, làm mất uy tín của
Công đồng Công giáo.
Thay lời kết: Việc một
linh mục vi phạm giáo luật và các quy định của giáo hội phải bị xử lý là việc
làm hết sức bình thường trong giáo hội. Các sai phạm của linh mục Nguyễn Ngọc
Nam Phong đã quá rõ ràng cần phải được xử lý kịp thời.
Các Đấng bản quyền cần có quyết định kỷ luật
thích đáng với những bài giảng loạn ngôn của linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong,
không thể để loại linh mục này làm ô danh đạo Chúa!
Lịch sử cũng đã xác thực những bài học cay đắng về tham vọng thế tục, can thiệp quá đáng vào chính trị của các tôn giáo, trong đó có Công giáo. Những tư tưởng cực đoan như linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong chỉ làm méo mó đi hình ảnh người Công giáo trong nhận thức của nhân dân, trong thiện cảm của chính quyền và cũng chính nó làm cho cả tín đồ Công giáo cảm thấy lạc lõng, bị cô lập trong lòng dân tộc.
Trả lờiXóaLà môt linh mục, Nam Phong biết rõ về cấu trúc một bài giảng đạo là như thế nào và cũng nắm trong lòng bàn tay chức năng, mục đích của Ủy ban Công lý và Hòa Bình trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, chi nên việc làm trái những điều trên là chuyện bình thường khi mà Nam Phong đã chủ tâm như vậy. Quan trọng là chúng ta đang chờ những động thái của Giáo hội trước những hành động của Nam Phong, đó là câu hỏi đang bị bỏ ngỏ.
Trả lờiXóaViệc một linh mục vi phạm giáo luật và các quy định của giáo hội phải bị xử lý là việc làm hết sức bình thường trong giáo hội. Các sai phạm của linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong đã quá rõ ràng cần phải được xử lý kịp thời. Các Đấng bản quyền cần có quyết định kỷ luật thích đáng với những bài giảng loạn ngôn của linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong, không thể để loại linh mục này làm ô danh đạo Chúa!
Trả lờiXóaViệc một linh mục vi phạm giáo luật và các quy định của giáo hội phải bị xử lý là việc làm hết sức bình thường trong giáo hội. Các sai phạm của linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong đã quá rõ ràng cần phải được xử lý kịp thời.
Trả lờiXóaCác Đấng bản quyền cần có quyết định kỷ luật thích đáng với những bài giảng loạn ngôn của linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong, không thể để loại linh mục này làm ô danh đạo Chúa!
linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong phải hiểu được điều đó và phải có nghĩa vụ thực hiện. Nhưng ngược lại, vị linh mục này đã lợi dụng việc tổ chức các lễ này như một công cụ cá nhân để ngày càng cuồng ngôn, thậm chí còn kêu gọi giáo dân hãy “sám hối tập thể” như một phương thức kêu gọi lật đổ chính quyền, coi thường cả pháp luật và giáo luật, gây chia rẽ đoàn kết nhân dân, làm mất uy tín của Công đồng Công giáo.
Trả lờiXóa