Nguyễn Quang A
Ông Nguyễn Quang A rất thích dịch các cuốn sách và phổ biến
kỹ năng, kiến thức, cách thức làm chính biến ở các nước khác cũng như từ chuyên
gia Mỹ, phương Tây đúc kết. Nhưng thảm họa thay, bản dịch của ông tệ quá mức
tưởng tượng đối với bất cứ độc giả nào ảo tưởng về ông.
Bất cứ ai muốn thưởng lãm khả năng dịch sách của ông mời
tham qua Tủ sách SOS2! Gần đây thấy ông tung lên mạng hàng loạt bản dịch của Larry
Diamond hay D. Inglehart , nhưng quả thật khó có ai đủ kiên nhẫn đọc quá
2 trang sách của ông bởi văn phong lủng củng, y chang việc ông đang bê nguyên
xi công cụ google dịch vào “tác phẩm” của mình vậy.
Lấy ví dụ về một “tác phẩn dịch” mới nhất ông Nguyễn Quang A
đăng lên mạng trên trang web có tên rất trí thức “Tạp chí Dân trí” từng được
ông PR là nơi đăng tải các bài viết của giới trí thức, học giả người Việt trong
và ngoài nước của “Diễn đàn Xã hội dân sự”. Bài “Trump và các Đảng Dân
túy Bài ngoại: Cách mạng Yên lặng Đảo ngược” có ngay đoạn “Hơn bốn mươi
năm trước, luận đề Cách
mạng Yên lặng (The Silent Revolution) đã cho rằng khi người dân lớn lên coi sự sống sót là nghiễm
nhiên nó khiến cho họ cởi mở hơn với các ý tưởng mới và khoan dung hơn với các
nhóm ngoài (outgroup). Do đó, mức cao chưa từng có của sự an toàn sinh tồn
(existential security) mà đã nổi lên trong các nền dân chủ đã phát triển sau
Chiến tranh Thế giới II, đã gây ra một sự thay đổi giữa thế hệ hướng tới các
giá trị Hậu duy vật, mang lại sự nhấn mạnh lớn hơn đến quyền tự do biểu đạt,
bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, và sự khoan dung với người đồng tính, những
người tàn tật và những người nước ngoài.” Đã thấy rõ ràng ông sử dụng
công cụ google dịch, không hề đếm xỉa đến việc chọn lựa từ vựng sao cho xuôi
tai, đúng cấu trúc ngữ pháp và giúp người đọc “dịch nghĩa” được “bản dịch” của
ông.
Bản thân là nhà hoạt động, cụm từ “The silent Revolution”
ông cũng không tìm hiểu nó bản chất là gì, thế giới gọi nó như thế nào khi bệ
ngay cho nó là khái niệm là “Cách mạng Yên lặng” (hoàn tòan tối nghĩa, không hề
thóat ý). Chỉ cần học tiếng anh ở trình độ ABC, khi đọc học giả phương Tây định
nghĩa về cụm từ “The silent Revolution” chính là “a social or political revolution that
takes place with little warning and
without great fuss or unrest”
(tức “cách mạng thầm lặng là một cuộc nổi dậy trên lĩnh vực chính trị
hoặc xã hội diễn ra nhẹ nhàng, không gây ra xáo trộn hoặc bất ổn nghiêm trọng
nào”. Điều này chỉ có thể cắt nghĩa là bản thân ông không hề có tác phong làm
việc “khoa học” khi phát ngôn một vấn đề, sự việc cần tìm tòi gốc gác của nó ra
sao và như thế nào, chứ đừng nói đến chuyện “dịch giả”
Ngay chính trong giới “đấu tranh dân chủ” của ông Nguyễn
Quang A bình luận về thảm họa dịch sách của ông và đệ tử chân truyền của “phong
trào xã hội dân sự” Phạm Thị Đoan Trang cũng phải thừa nhận, giá như ông dịch
từ tiếng Hung thì hay hơn tiếng Anh.
Bình luận vè bài viết bàn về trình độ dịch giả Nguyễn Quang A ,
fbker Chau Trinh Buu ·chia sẻ: “Q A là tiến
sĩ về điện tử nhưng không đóng góp được gì cho ngành điện tử nước nhà, lúc
trước ông ta lãnh đạo một công ty chuyên bán lậu máy tính cho Liên xô, sau làm
đại lý cho hãng đĩa 3M, nói chung là một loại con buôn điện tử thôi.
Kiếm được một số tiền nhờ đi buôn ông ta chuyển qua buôn
chính trị, tôi đã từng chịu khó ngồi nghe mấy cái thuyết giảng và hội luận của
ông ta trên internet, nói thật là rất thất vọng, kiến thức chính trị và triết
học của Q A là rất kém cỏi, ông ta biết tiếng Anh giao tiếp thông thường nên
chỉ dịch được như vậy thôi. Không biết với trình độ thấp kém như vậy Q A mơ
mộng gì về chính trị kia chứ”.
Có lẽ bình luận của bạn Châu Trinh Buu là chân thực sau khi
được mắt thấy, tai nghe thưởng ngoạn các bài thuyết giảng của ông Nguyễn Quang
A
thì nhìn chung là Nguyễn Quang A được đào tạo chỉ là ông kỹ sư điện tử. không may chót dính vào cái ngành nghề dân chủ này cho nên làm gì có từ vừng nào của đám rân chủ. cho nên dịch nghe lủng củng mà sai hết ý cũng phải thôi
Trả lờiXóaNgay chính trong giới “đấu tranh dân chủ” của ông Nguyễn Quang A bình luận về thảm họa dịch sách của ông và đệ tử chân truyền của “phong trào xã hội dân sự” Phạm Thị Đoan Trang cũng phải thừa nhận, giá như ông dịch từ tiếng Hung thì hay hơn tiếng Anh.
Trả lờiXóa