Lực lượng Khmer Đỏ do Polpot cầm đầu xuất phát ban đầu là
theo chủ nghĩa cộng sản, giành độc lập dân tộc, nhưng do tư tưởng cực đoan, dân
tộc chủ nghĩa, bài ngoại, lại bị Trung Quốc mua chuộc, thỏa hiệp với Thái Lan
chống Việt Nam sau khi Việt Nam được giải phóng và thống nhất. Suốt 3 năm từ
1975-1978, quân đội Khmer Đỏ đã liên tục tấn công biên giới, giết hại hàng ngàn
thường dân Việt Nam vô tội, chiếm đóng các đảo, vùng đất của Việt Nam. Trong các đợt tấn công đó, Khmer Đỏ đã
thực hiện thảm sát đối với người Việt Nam, một ví dụ là vụ thảm sát Ba Chúc vào tháng 4 năm 1978 với 3157 dân
thường bị giết hại. Từ năm 1975 cho tới năm 1978, có tới 30 ngàn người Việt Nam
bị Khmer Đỏ sát hại trong các cuộc tấn công dọc biên giới.Việt Nam cố gắng giải
quyết cuộc xung đột một cách hòa bình thông qua đàm phán ngoại giao, nhưng
Khmer Đỏ từ chối đàm phán, Trung Quốc không chịu làm trung gian hòa giải, còn
Liên Hợp Quốc không có biện pháp gì phản hồi lại các phản đối của chính quyền
Việt Nam về các hành động gây hấn của Khmer Đỏ.[14] Việt Nam phải chuyển sang sử dụng vũ
lực để giải quyết cuộc xung đột.
Đầu năm 1978, với “sách lược diệt chủng đối với người Việt, như đã làm với người Khmer”, Polpot chủ trương “Chỉ cần mỗi ngày
diệt vài chục, mỗi tháng diệt vài ngàn, mỗi năm diệt vài ba vạn thì có thể đánh
10, 15, đến 20 năm. Thực hiện 1 diệt 30, hy sinh 2 triệu người Campuchia để
tiêu diệt 50 triệu[5] người Việt Nam"[6]. Pol Pot đã điều 13 trong số 17 sư đoàn
chủ lực và một số trung đoàn địa phương liên tục tấn công vào lãnh thổ Việt
Nam, có nơi vào sâu tới 15–20 km”. Dù bị đánh bại, với sự trang bị và hậu
thuẫn của Trung Quốc, Polpot vẫn tiếp tục huy động tổng lực tấn công toàn tuyến
biên giới Tây Nam Việt Nam lần thứ 2 vào cuối năm 1978 đã buộc Việt Nam phải tự
vệ, tiêu diệt lực lượng này. Đền đầu năm 1979, Quân tình nguyện Việt nam và quân
đội Nhân dân cách mạng Campuchia đã đánh đuổi Khme Đỏ ra khỏi lãnh thổ và thành
lập Chính phủ mới. Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan và đồng minh gọi cuộc chiến này là
“xâm lược” và đều hậu thuẫn cho tàn quân Khme Đỏ đóng trên đất Thái Lan thường
trực cơ hội “phục quốc”. Trong suốt giai đoạn từ 1980-1993, Mỹ đã huy động Liên
Hiệp quốc chu cấp vũ khí, lương thực nuôi dưỡng từ 20.000-40.000 quân Khme Đỏ
và liên tục tấn công Campuchia từ các căn cứ Thái Lan. Trong các năm 1984-1985,
quân tình nguyện Việt Nam liên tục cùng quân đội Campuchia chống đỡ và tiêu
diệt tàn quân Khme Đỏ, đến năm 1986 tàn quân này về cơ bản suy yếu, không đủ
khả năng đe dọa Chính phủ Campuchia và đến năm 1988 quân đội Cam đã trưởng
thành đủ khả năng bảo vệ thì Việt nam mới bắt đầu rút quân.
Dễ hiểu là tại sao trong “nhân dân” Campuchia vốn từng bị
chia rẽ bởi quá nhiều lực lượng chính trị lại có tồn tại một bộ phận từng gắn
lợi ích với Polpot, với các thế lực thân Mỹ, thân Trung đồng quan điểm với các
thế lực này, luôn muốn đặt tên cuộc chiến tranh Biên giới Tây nam là “xâm
lược”.
Dễ hiểu tại sao Huy Đức và một bộ phân ít ỏi, hiếm hoi tàn
dư gắn mác “nhân dân Việt Nam” là thành phần gắn bó lợi ích với Mỹ và đồng minh
(cờ vàng + zận chủ), luôn nuối tiếc “cộng sản” đánh đuổi các “đế quốc to” kia
là “đánh đuổi các nền văn minh” luôn muốn đặt lại tên cho cuộc chiến này và hậm
hực khi báo chí Việt Nam “tuyên truyền không đúng với suy nghĩ của một bộ phận
chính trị gia đối lập ở Campuchia hiện nay”, cho chính phủ Hunsen là sản phẩm
của Đảng Cộng sản Việt Nam, cản trở tiến trình “dân chủ hóa Việt Nam” của
chúng.
Sự kiện Campuchia long trọng tổ chức lễ kỷ niệm sự kiện đánh
bại chế độ diệt chủng Polpot và báo chí Việt Nam đưa tin đậm nét về "đội
quân nhà Phật" đã cứu dân tộc Cam khỏi họa diệt chủng, đồng nghĩa với
thắng lợi của cuộc chiến tranh bảo vệ cương thổ, xây dựng phên dậu bảo vệ vững
chắc đất nước cơn điên cuồng của "các đế quốc to" dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam, khiến những kẻ luôn tìm cách phủ nhận vai trò của
Đảng với dân tộc, luôn hận thù vì "đã đánh đuổi đi các nền văn minh
to" không thể nín nhịn được, cho dù biết trước sẽ lĩnh đủ gạch đá.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét