Việc
các zân chủ gia tự ứng cử Đại biểu Quốc Hội thì không kỳ nào không có.Điều tưởng
chừng như hết sức bình thường ở mỗi quốc gia và quyền của bất cứ công dân nào
chưa bị tù tội. Tuy nhiên năm 2016 lại khiến dư luận chú ý khi ông “thủ lĩnh
dân chủ” Nguyễn Quang A hô hào “phong trào tự ứng cử” trong giới zân chủ, càng ứng
cử nhiều càng tốt, xem nó như đợt “thực tập dân chủ”, như là cơ hội để chứng
minh cho người dân trong nước thấy, các quy chế bầu cử dân chủ hiện nay do Đảng
lãnh đạo là “giả hiệu” bằng sự thất bại của họ. Thực tế đúng như phe nhóm này
tiên lượng trước, hầu hết thành phần zân chủ tự ứng cử đều thất bại, nhưng họ
có thành công như họ nói, là đã chứng minh được cơ chế bầu cử hiện nay là “giả
hiệu” không? Đối với bản thân họ, họ đã “thực tập dân chủ” đúng nghĩa chưa?
Hàng
trăm trường hợp tự ứng cử, chỉ trừ một số trường hợp không đủ tiêu chuẩn cứng
(như tư cách đạo đức, đang không có hành vi vi phạm pháp luật, hồ sơ khai
đúng-đủ) đều được lọt vào vòng hiệp thương, hưởng sự bình đẳng y như bất cứ ứng
cử viên do các cơ quan Nhà nước, hội đoàn, tổ chức giới thiệu! Bởi vậy Hà Nội –
nơi nhiều thành phần zân chủ thuộc phe nhóm của ông Nguyễn Quang A ứng cử nhất,
hầu hết thành phần ứng cử này đều lọt qua vòng sơ tuyển, được đứng ngang hàng với
bất cứ ứng viên “đức cao vọng trọng” nào, được báo chí PR tên tuổi…xứng tầm ứng
cử viên ĐBQH!
Đến
vòng hiệp thương, lấy phiếu tín nhiệm cử tri nơi cư trú, nơi đang công tác, làm
việc, tất cả ứng viên đều thực hiện “quy trình” y hệt nhau, không phân biệt đối
xử (không tách ra làm riêng, cách thức mời đại diện các hộ dân cư, quần chúng,
đồng nghiệp y hệt nhau, không có sự “chọn lựa” nào…), thì hãy nhìn vào số phiếu
của các ứng viên zân chủ:
“ông Nguyễn Quang A: đạt 6/75 phiếu
ủng hộ; ông Nguyễn Xuân Diện: đạt 6/66 phiếu ủng hộ; ông Nguyễn Kim Môn: đạt
3/81 phiếu ủng hộ; ông Phạm Thành: đạt 0/72 phiếu ủng hộ; ông Phan Văn Phong:
đạt 01/68 phiếu ủng hộ (của chính ông Phan Văn Phong, hình thức biểu quyết);
ông Nguyễn Cảnh Bình: đạt 26/59 phiếu ủng hộ. Trong khi đó, các ông, bà Nguyễn
Tường Thụy, Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Đình Hà, Đặng Bích Phượng tự ý tẩy chay
“hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri”.
Tại thành phố Hồ Chí Minh: ông Hoàng
Văn Dũng: đạt 7% phiếu ủng hộ; bà Nguyễn Trang Nhung: đạt 01/63 phiếu ủng hộ.
Tại các địa phương khác: ông Võ An
Đôn (Phú Yên): đạt 29/86 phiếu ủng hộ; ông Ngô Xuân Phúc (Nghệ An): đạt 10/106
phiếu ủng hộ; ông Lê Văn Luân (Bắc Ninh): 10/71 phiếu ủng hộ; Nguyễn Kim Anh
(Đồng Nai): đạt 02/80 phiếu ủng hộ; ông Bùi Minh Quốc (Lâm Đồng) tự ý tẩy chay
hội nghị”.
Số phiếu thấp, đồng nghĩa với việc
đương nhiên bị loại khi đem các ứng viên lên xem xét, bởi đây cơ sở khách quan
nhất đánh giá “độ tín nhiệm” của ứng viên tại chính nơi mình sinh sống, học
tập!
Nguyên nhân được rút ra, đã được dư
luận chỉ ra rất rõ, đó là chất lượng ứng viên zân chủ quá thấp, ví dụ như: tư
cách đạo đức lem nhem, bệ rạc (Phan Văn Phong), xem thường người dân nơi cư trú
(Nguyễn Quang A), không có bất cứ đóng góp nào với khu dân cư (tuyệt đại đa số,
thậm chí đa phần toàn là những kẻ chống phá, gây rối, không có ý thức xây dựng
cộng đồng…), thậm chí còn đang thuộc thành phần “công dân cá biệt” với hàng tá
các xử phạt hành chính, gian lận thuế, chuyên gia thích gây gổ - thích tạo xung
đột với chính quyền địa phương và hàng xóm…
Nguyên nhân thứ cấp, đại loại như:
không nghiêm túc, xem như “trò chơi”, dẫn đến nhiều ứng viên bỏ ngang không tham
gia Hội nghị lấy tín nhiệm cử tri nơi cư trú, một số khác, đập bàn, chửi rủa
ban tổ chức và những người tham dự giữa hội nghị rồi bỏ về…Bên ngoài thì kéo
đồng bọn đến quậy phá, khủng bố “cử tri” – toàn hàng xóm, họ hàng, lối phố nhà
mình. Rồi sau hội nghị cử tri là màn trả lời phỏng vấn “tổng xỉ vả” các thể
loại “cử tri” trong hội nghị, hô hào tẩy chay bầu cử, viết vẽ nội dung xấu trên
lá phiếu…Nhìn chung dân chúng tha hồ thưởng ngoạn màn Chí phèo sống lại cũng
phải gọi bằng cụ tổ do các nhà zân chủ vào vai qua màn tự ứng cử.
Sự thất bại thảm hại những vẫn được
bộ phận truyền thông làng zân chủ tụng ca đã thắng lợi vì đã chứng minh được
“trò hề bầu cử”, “phi dân chủ” của chính thể, đã gây được “phong trào”…Xin
trích nguyên văn đánh giá về “thắng lợi” của “phong trào tự ứng cử” này từ
chính những người thuộc phe họ và được hàng loạt các trang tin lề trái như Ba
Sàm, Dân Luận, …đăng tải:
“Nguyên tắc bất di bất dịch
Trọng thị cử tri - thực hành dân chủ
Đấu tranh chính trị không phải chỉ
là câu like, không phải chỉ cuộc vui, chuyện phiếm. Đấu tranh chính trị, mà ở
đây cụ thể là tranh cử dân biểu cần một bộ máy vận hành chuyên nghiệp, từ bước
vận động xã hội, đến cương lĩnh hành động và thậm chí cả các giải pháp cụ thể
đối với chính quyền hiện tại (nếu bị làm khó dễ).
Đấu tranh chính trị hay tranh cử cần
nghiêm túc, khoa học không phải là trò đùa, trò diễu nhại sử dụng trí khôn
Trạng Quỳnh. Cần nhớ cho rằng trí khôn Trạng Quỳnh, thực chất chỉ là các trò
tiểu xảo lặt vặt của dân làng xã, cái trí khôn ấy không thể dẫn dắt con người
đến với sự trưởng thành về mặt tư duy, diễu nhại tuy vui nhất thời nhưng chỉ
mua lấy sự thất bại chung cuộc.
Nếu anh không nghiêm túc với công
cuộc đấu tranh của mình thì người dân cũng nhìn thấy ở anh sự thiếu nghiêm túc
với họ; nếu anh đem cuộc đấu tranh của mình ra làm trò đùa thì cũng có nghĩa
rằng anh đang đùa với người dân - những cử tri thực sự. Đó là sự ngu xuẩn, lố
bịch!
Hiện giờ công bằng nhìn nhận, các
nhóm xã hội dân sự đều có thực lực yếu ớt, cương lĩnh không có gì, phần đa chạy
theo sự kiện. Hơn thế, giữa các nhóm này đôi khi xuất hiện các mâu thuẫn, công
kích lẫn nhau.Đem cái thực lực như vậy bước vào cuộc tranh đấu chính trị trước
mắt mà nghĩ rằng mình thành công được ấy là ảo tưởng.
Tiến sỹ Nguyễn Quang A ra lời kêu
gọi công dân tự ứng cử, tuy là sáng kiến hay giúp hình thành nên một phong trào
tự ứng cử nhưng lại pha loãng vấn đề, tiếp tục xẻ nhó thêm các tiềm lực ít ỏi
của các nhóm xã hội dân sự. Đó là sáng kiến bất cập thời và tùy hứng.
Việc ra ứng cử Đại biểu Quốc hội
không cứ là thắng cử hay bại, cái thành công là ở chỗ người dân nhận thức thế
nào về anh, nhận thức thế nào về giá trị dân chủ. Thắng lợi nhằm vào chỗ nói
với người dân thế nào là quyền của công dân và đưa lại một cơ hội công bình hơn
cho người dân sử dụng quyền ấy.
…
Những cá nhân, nhóm nào nếu tự xét
mình không đủ sức để hình thành những điều kiện hạ tầng trên thì tự nguyện lui
đi, dồn sức cho người có tiềm lực mạnh hơn.
Sau khi xác định được như vậy, những
người ra tranh cử kỳ này cần tuyên bố cụ thể rành mạch lý do mình tranh cử mà
rõ ràng xác quyết nhất là quyền công dân đã được Hiến Pháp và Pháp Luật bảo hộ.
Tuyệt đối không nên post một cái hình, giới thiệu sơ lược ba dòng tiểu sử rồi
kêu gọi mọi người ủng hộ. Tuy rằng cái hình cô gái xinh, hay một nhà hoạt động
dân chủ lâu năm thu hút được vài nghìn like nhưng hiệu quả đấu tranh là rezo.
Tuyên bố lý do tranh cử thì cũng
phải tuyên bố cương lĩnh hay những việc anh làm nếu anh thắng cử. Đấy là cái
lời hứa của nhà vận động chính trị với cử tri của mình, tuyệt đối không thể
thiếu được, không thể mơ hồ được.Không cần đem những thứ quá to tát vào cương
lĩnh tranh cử, sự hấp dẫn nhất với quần chúng hiện thời là bảo vệ các giá trị
dân sinh. Ai bảo vệ miếng ăn của người dân người đó được dân ủng hộ.
Và điều cuối cùng, mỗi đại biểu ra
tranh cử nên chuẩn bị hai khả năng, cả khi thắng cử hay thất bại và gởi lời tri
ân tới cử tri - những người đã quan tâm tới công cuộc vận động tranh cử của mình.
Kết lại cái nguyên do mình ra tranh cử, đánh giá khách quan và công bằng với
thành bại của chính mình,
Đã xác định ra tranh cử đại biểu
Quốc Hội thì anh phải làm việc nghiêm túc, thực sự; tuyệt đối không thể bông
đùa, mua like hay là kết quả của thói ngẫu hứng nhất thời.Không nên kỳ vọng quá
lớn vào triển vọng thắng cử, chỉ cần dốc sức để đem lại một cơ hội hiện thực
giúp thực hành dân chủ, đấy là cái thành công lớn nhất rồi.
Sự
nghiêm túc là thước đo thành bại!”
Có
thể nói, phong trào tự ứng cử không chỉ thất bại khi không ứng viên nào lọt được
qua vòng hiệp thương, mà sự thất bại lớn nhất, là lấy đi nốt niềm tin hiếm hoi,
ít ỏi của bộ phận dân chúng đang ảo tưởng về sự tốt đẹp của cái gọi là “phong
trào dân chủ”, nhất là biểu tượng của “thủ lĩnh” Nguyễn Quang A. Thất bại không
kém phần khủng khiếp khác là dân chúng chính nơi cư trú, đồng nghiệp thấy rõ bản
chất “khủng bố”, bản chất nhăng nhít, thiếu tư cách chính trị gia, chỉ là những
kẻ chống phá ô hợp, cực đoan …của “phong trào dân chủ” ấy. Chắc chắn, sau phong
trào này, sự ủng hộ của dân chúng nơi cư trú với các zân chủ gia sẽ bay hơi sạch
sẽ. Đó mới là thất bại tầm chiến lược, thất bại thảm hại nhất của họ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét