Cố nhạc sĩ, nhà viết kịch Trương Minh Phương
Chuyện sau hội thảo khoa học về “Cuộc đời, sự nghiệp
của cố nhạc sĩ, nhà viết kịch Trương Minh Phương” nhân kỷ niệm 85 năm ngày sinh
và 5 năm ngày mất của ông cùng với việc ông được truy tặng “Giải thưởng Đào Tấn
– một giải thưởng danh giá cho những cá nhân có những thành tựu trong việc phát
huy và gìn giữ văn hóa dân tộc Việt Nam” đang khiến đám zân chủ xỉa xói,
theo kiểu chia sẻ, phụ họa cho bài "hiện tượng lặng lẽ" (không nổi
tiếng khi còn sống) "Bộ Trưởng Trương Minh Tuấn
vinh danh bố mình" (Ba Sàm). Nội dung chủ yếu đăng tải lại bình
luận của fb Nguyễn Thông, cựu thư ký toà soạn báo Thanh Niên theo kiểu, ông này
không có tác phẩm nào nổi tiếng cả, vinh danh nhờ có con trai là Bộ trưởng và
những học giả, văn nghệ sỹ nổi tiếng tham gia hội thảo và ca ngợi ông Phương
đều là "bút nô".
Cái đáng khinh bỉ của họ là trò "bỏ bóng đá người"
luôn bị treo thẻ đỏ trên mọi sân bóng. Trong nghề viết thì đó là trò hạ đẳng,
lờ tịt đi các công trình ông Trần Minh Phương để lại, mổ xẻ nó có đúng như nhận
xét của các học giả, văn sỹ hay không, lại chỉ cắt phần ca ngợi của họ rồi gán
cho đó là hạng "bút nô" như bài "Hiện tượng lặng lẽ" của
ông Nguyễn Thông mới đúng là loại "bút nô", nhưng tiếc rằng chủ của
ông không phải là chính quyền, nhân dân VN mà là đám zận chủ, là những kẻ thù
của đất nước
Xin trích về công trình khoa học được đem ra hội thảo của
ông Trương Minh Phương "Nhạc sĩ, nhà viết kịch Trương Minh Phương sinh tại
Bình Định (1931 – 2011). Ông là điển hình cho nền văn học nghệ thuật đáng tự
hào của dân tộc, một nền văn học nghệ thuật toàn tâm toàn ý phục vụ sự nghiệp
cách mạng của Đảng, của Tổ quốc và của nhân dân. Nhạc sĩ, Nhà viết kịch Trương
Minh Phương là một cán bộ văn hóa khiêm nhường, một nghệ sĩ đa tài lặng lẽ sống
ở mảnh đất Bình Trị Thiên gần như trọn đời qua hai cả hai cuộc kháng chiến:
Chống Pháp và chống Mỹ. Cả cuộc đời cống hiến cho đất nước, ông đã để lại cho
thế hệ sau một khối lượng tác phẩm đồ sộ gồm: 128 ca khúc, gần 20 ca cảnh, kịch
múa hát nhạc mới, 60 tác phẩm từ kịch ngắn, kịch dài, dân ca kịch tới tiểu phẩm
sân khấu và 6 công trình nghiên cứu văn nghệ dân gian, tiêu biểu trong đó phải
kể đến tuyển tập tác phẩm đồ sộ mang tên “Rừng hát” của ông do NXB Văn học công
bố năm 2015 với gần 1400 trang giấy. Đó thực sự là một khối di sản nghệ thuật
lớn"
"“Có thể nói, những tác phẩm kịch bản của Trương Minh
Phương có đề tài đa dạng, nhiều chiều và cập nhật rất nhanh hơi thở của cuộc
sống. Trong đó, những kịch bản có nội dung, đề tài, nhân vật về lực lượng Vũ
trang chiếm một vị trí đặc biệt (…) Ông luôn đau đáu với đời, đấu tranh với cái
xấu, cái ác; xót xa vì những số phận bất hạnh, hết lòng vun xới để cái tốt, cái
thiện và cái đẹp được khoe sắc, toả hương”, nhà văn Đặng Vương Hưng cho
biết"
"Phần lớn các kịch bản của ông đã được dàn dựng trên
sóng phát thanh truyền hình, trên sân khấu của các đơn vị biểu diễn chuyên
nghiệp, không chuyên, các nhà văn hoá ở nhiều tỉnh thành, địa phương trên cả
nước"
Mời đọc thêm các bài phân tích về tác phẩm của cố nhạc
sỹ http://infonet.vn/rung-hat-tuyen-tap-do-so-cua-co-nhac-si-minh-phuong-post160574.info
Việc cố nhạc sỹ và nhà viết kịch đi theo dòng
văn hoá phục vụ cách mạng đúng như con trai ông là Bộ trưởng
Trương Minh Tuấn đánh giá “Khi bắt đầu công tác tại mặt trận nghệ thuật,
bố tôi luôn tâm niệm một câu nói của Bác Hồ: “Văn hóa là một mặt trận, văn nghệ
sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy, cây bút trang giấy chính là vũ khí chiến đấu”,
và vì vậy trong các tác phẩm của ông đều dành trọn cho sự nghiệp xây dựng và
phát triển Tổ quốc", nên tác phẩm
của ông dành cho tuyên truyền hướng đến quần chúng rất đỗi bình dị, dễ hiểu. Chắc chắn, người cha như vậy đã góp phần tạo
nên Bộ trưởng 4T sắc sảo, không tránh né bất cứ đề tài phỏng vấn "nhạy
cảm" nào, trực diện đối đáp lại mọi luận điểm chống phá Nhà nước với lập
luận sắc sảo, báo chí đều có thể phát live, không cần "chỉnh sửa" câu
từ. Đồng thời ông Tuấn còn khét tiếng là "quan Công" mạnh tay
chấn chỉnh làng báo, khiến dư luận đều đồng tình ủng hộ, dĩ nhiên ngoại trừ
giới zân chủ, với họ, ông Tuấn bị cho như là "kẻ đàn áp tự do báo
chí". Nên nay vớ được sư việc có vẻ nhạy cảm đã nhanh chóng trở thành đề
tài để đám zận chủ xuyên tạc, tấn công ông Bộ trưởng.
Cái kiểu trích ý kiến rồi bình luận đưa đẩy, lái người đọc
theo "định hướng" của mình rồi châm chọc đối với cây bút già đời như
Nguyễn Thông đã là cái "nghề". Tôi còn nhớ, ông Nguyễn Thông vốn là
thư ký toà soạn báo Thanh Niên mà dư luận từng đặt nhiều nghi vấn về "ổ
rận" - nơi quá nhiều nhà báo đi bóc lịch hay bị tước thẻ hành nghề. Khi
nhận quyết định nghỉ hưu, ông này hồ hởi khoe trên Facebook, từ nay tha hồ viết
facebook, chém gió xả phanh (ý nói chả bị ai, thế lực nào chi phối ngòi bút),
thế nhưng chả thấy "tác phẩm báo chí" nào ra hồn, rặt toàn comment,
stt kiểu chửi chó mắng mèo, bình phẩm vuốt đuôi theo hiện tượng để có cớ thoá
mạ chế độ chính trị, lãnh đạo các cấp của Đảng, ca ngợi đồng nghiệp bị
"tuột xích", theo nghề zân chủ như Trương Duy Nhất, nhất là xúc phạm
báo chí và đồng nghiệp không dám "tự do ngôn luận", đưa tin có chủ
kiến, là cái loa của Đảng... Nói chung, chửi bới, đâm chọc kiểu gì ông cũng nói
lấy được nhưng cái tài đức và cái giá trị của nghề báo là đưa thông tin nhiều
chiều, đưa ra giải pháp giải quyết vấn nạn... làm nên giá trị người viết thì
tiệt không bao giờ thấy ở cây bút này.
Trở lại chuyện nhạc sỹ- kịch sỹ Trương Minh Phương, không
hiếm văn sỹ, nhạc sỹ.. sau khi chết mới được thiên hạ PR cho, còn sống thì trừ
phi có cây bút là "tri kỷ", " đồng đội" mới PR cho nhau,
bởi trong giới ấy ít ai chịu phục tài của nhau, anh nào cũng cho sản phẩm của
mình là nhất. Đằng này ông Phương chọn nơi "thâm sơn cùng cốc" không
đi lại chốn kinh kỳ, không có đội ngũ PR chuyên nghiệp, không có tài chính đầu
tư cho ca sỹ, nghệ sỹ thổi các tác phẩm của mình... thì việc ông hết sức
"lặng lẽ" là dễ hiểu. Muốn bình luận ông có xứng đáng hay không, nếu
ông Thông và đám zân chủ phỉ báng tên tuổi, uy tín của văn nghệ sỹ nổi tiếng
tham gia hội thảo đã mổ xẻ công trình của ông Phương thì cũng nên tìm đọc và mổ
xẻ cho đến nơi đến chốn, đó mới là nhà báo chân chính. Còn kiểu nói lấy được,
châm chỉa cho có bài để đám zận chủ tung hô, thì ông đáng tởm hơn từ "bút
nô " kia rất nhiều.
Nguyễn Thông chính là kẻ chống phá Đảng, Nhà nước điên cuồng nhất. Cái ổ lều báo mang tên Thanh Niên.
Trả lờiXóaTên Lý thông này rất đáng được xem xét.Tên nô tài cho ngoại bang.Tên sủa đổng trong yên bình.
Trả lờiXóaTên Lý thông này rất đáng được xem xét.Tên nô tài cho ngoại bang.Tên sủa đổng trong yên bình.
Trả lờiXóanhững tác phẩm kịch bản của Trương Minh Phương có đề tài đa dạng, nhiều chiều và cập nhật rất nhanh hơi thở của cuộc sống. Trong đó, những kịch bản có nội dung, đề tài, nhân vật về lực lượng Vũ trang chiếm một vị trí đặc biệt (…) Ông luôn đau đáu với đời, đấu tranh với cái xấu, cái ác; xót xa vì những số phận bất hạnh, hết lòng vun xới để cái tốt, cái thiện và cái đẹp được khoe sắc, toả hương. Đúng là meod khen mèo dài đuôi
Trả lờiXóaông Thông và đám zân chủ phỉ báng tên tuổi, uy tín của văn nghệ sỹ nổi tiếng tham gia hội thảo đã mổ xẻ công trình của ông Phương thì cũng nên tìm đọc và mổ xẻ cho đến nơi đến chốn, đó mới là nhà báo chân chính. Còn kiểu nói lấy được, châm chỉa cho có bài để đám zận chủ tung hô
Trả lờiXóaCái kiểu trích ý kiến rồi bình luận đưa đẩy, lái người đọc theo "định hướng" của mình rồi châm chọc đối với cây bút già đời như Nguyễn Thông đã là cái "nghề". Tôi còn nhớ, ông Nguyễn Thông vốn là thư ký toà soạn báo Thanh Niên mà dư luận từng đặt nhiều nghi vấn về "ổ rận" - nơi quá nhiều nhà báo đi bóc lịch hay bị tước thẻ hành nghề.
Trả lờiXóaNếu ông Thông và đám “dân chủ” phỉ báng tên tuổi, uy tín của văn nghệ sỹ nổi tiếng tham gia hội thảo đã mổ xẻ công trình của ông Phương thì cũng nên tìm đọc và mổ xẻ cho đến nơi đến chốn, đó mới là nhà báo chân chính. Già rồi mà chưa đc ai biết đến cả , thấy đồng nghiệp của mình tài giỏi hơn mình thế là trâu buộc ghét trâu ăn thôi.
Trả lờiXóaTrương Minh Phương có đề tài đa dạng, nhiều chiều và cập nhật rất nhanh hơi thở của cuộc sống. Trong đó, những kịch bản có nội dung, đề tài, nhân vật về lực lượng Vũ trang chiếm một vị trí đặc biệt (…) Ông luôn đau đáu với đời, đấu tranh với cái xấu, cái ác; xót xa vì những số phận bất hạnh, hết lòng vun xới để cái tốt, cái thiện và cái đẹp được khoe sắc, toả hương. Đúng là meod khen mèo dài đuôi
Trả lờiXóaVới bản tính cố chấp, sự hẹp hòi và lòng đố kỵ, Nguyễn Thông - cựu Thư ký tòa soạn báo Thanh niên một lần nữa lại khiến người ta phải chú ý tới mình. Đã tới lúc gần đất xa trời rồi nhưng vẫn còn ham hố mấy cái vớ vẩn chẳng hiểu kết quả cuối cùng cho những con người như ông rồi sẽ đi đâu về đâu. Đáng buồn!
Trả lờiXóaGắn bó với phong trào hoạt động văn hóa văn nghệ cách mạng của vùng đất Bình - Trị - Thiên trong nhiều thập kỷ, nhạc sĩ, nhà viết kịch Trương Minh Phương (1930 -2011) được biết đến không chỉ là một cán bộ nhiệt tình, năng nổ, mà ông còn chứng tỏ là một nghệ sĩ đa tài. Ông không chỉ là một nhạc sĩ sớm thành danh, mà còn là một cây bút viết kịch tài hoa, giàu tâm huyết với 128 ca khúc, gần 20 ca cảnh, kịch múa hát nhạc mới, 60 tác phẩm từ kịch ngắn, kịch đài, dân ca kịch tới tiểu phẩm sân khấu và 6 công trình nghiên cứu văn nghệ dân gian.
Trả lờiXóaĐề nghị có thêm giải thưởng Nhà báo lắm chuyện nhất để trao cho bác Nguyễn Thông này. Chả biết bác am hiểu chính sự cũng như về giới nghệ thuật thơ ca bao nhiêu nhưng bác phủ nhận giải thưởng Đào Tấn một cách "phũ phàng" thế thì đủ đánh giá tầm tri thức của bác đến đâu. Dù giải thưởng Đào Tấn không phải một giải thưởng lớn hay chính thống của nhà nước nhưng nó mang tính chất động viên nhiều hơn, khiến những nhà làm nghệ thuật như Trương Minh Phương cảm thấy yêu nghề mà cống hiến cho nghề nhiều hơn. Thế đấy chứ không như những tay nhà báo lởm, suốt ngày soi mói chuyện không đâu miễn sao đẻ ra được một bài viết dù chả ai thèm đọc
Trả lờiXóaNgười ta có tí thành tích ấy vậy mà cứ độ kị thế nhỉ.từ bé đến giờ, là người rất quan tâm đến đời sống văn nghệ, tôi chưa một lần nghe đến tên bác Phương, cả văn, cả nhạc, cả văn hóa dân gian, cả sân khấu, tức là tất cả" với ý tứ chẳng ai biết ông Trương Minh Phương là ai, công trạng ra sao mà cũng được giải thưởng Nguyễn Thông ạ.
Trả lờiXóaÔng ta sẽ không biết là những việc làm cần thiết khi tuổi già đâu và chỉ với những điều mang lợi ích cá nhân mà động tới quyền lợi lợi ích một trật tự xã hội thì sẽ phải gánh chịu những điều gọi là cái kết cho họ , và ông không biết được điều tốt đẹp ở xã hội thì ông ta sẽ bị xã hội lên án mà thôi
Trả lờiXóaThực sự thì với bản tính cố chấp, sự hẹp hòi và lòng đố kỵ, Nguyễn Thông - cựu Thư ký tòa soạn báo Thanh niên một lần nữa lại khiến người ta phải chú ý tới mình. Không biết tích đức cho con cháu gì cả, có tuổi rồi không biết tận hưởng cuộc sống cuối đời để khi chết đi còn hương khói người khác nể, đằng này thì muốn bị mang tiếng xấu mãi sao.
Trả lờiXóaĐến tuổi thế này rồi mà còn như thế thì rõ ràng quả là đáng tiếc cho một người như ông. Cuộc đời người đã phấn đấu cả đời đừng để những tiếng xấu cuối đời thành vết nhơ làm cho người ta nhớ mãi. Chẳng hay ho gì đâu. Đừng để con cháu mình ra ngoài ko được hiên ngang thoải mái, không được tôn trọng bởi người khác!
Trả lờiXóaÔng nhà báo Nguyễn Thông này viết bài báo đó chứa đầy sự hằn học, ganh tị với những gì mà cố nhạc sĩ, nhà viết kịch Trương Minh Phương được vinh danh. Thật tình tuy chưa rõ mục đích ông viết bài báo đó để làm gì nhưng cái cách mà ông viết báo như vậy là đi ngược lại với cái tâm của một nhà báo chân chính.
Trả lờiXóaNếu cố nhạc sĩ Trương Minh Phương không phải là cha của bộ trưởng bộ 4T Trương Minh Tuấn thì chắc câu chuyện chẳng có gì. Bọn chúng đang cố vẽ ra một màn kịch cậy chức cậy quyền để vinh danh cha mình của bộ trưởng. Định lấy mấy cái loại lý lẽ cùn để nhục mạ một bộ trưởng bộ 4T. Thật đúng là nực cười.
Trả lờiXóaGiải thưởng Đào Tấn được trao cho nhạc sỹ, nhà viết kịch Trương Minh Phương là 1 sự ghi nhận của Đảng và Nhà nước đối với những cống hiến của cố nhạc sỹ Trương Minh Phương. Cho dù Bộ trưởng Trương Minh Tuấn có là con trai của cố nhạc sỹ Trương Minh Phương đi chăng nữa thì việc trao thưởng cho ông Phương cũng không liên quan gì đến ông Tuấn. Cách suy nghĩ của Nguyễn Thông thật ấu trĩ.
Trả lờiXóaNhạc sỹ, nhà viết kịch Trương Minh Phương đã có nhiều năm cống hiến cho sự phát triển của làng giải trí Việt vì vậy việc trao giải thưởng Đào Tấn cho ông là hoàn toàn hợp lý. Cái lối suy nghĩ của Nguyễn Thông thật sự rất ấu trĩ khi suy nghĩ vì Trương Minh Tuấn là con của ông nên mới có lối suy nghĩ như vậy.
Trả lờiXóaTôi đã đọc stt ấy và thất vọng về cách đặt vấn đề của nhà báo. Thất vọng vì trước đây tôi cũng có chút cảm tình về sự sắc sảo của nhà báo về các hiện tượng chính trị, văn hóa, xã hội VN. Vậy mà, khi nhìn nhận việc trao giải Đào Tấn cho nhạc sỹ, nhà viết kịch Trương Minh Phương thì Nguyễn Thông đã tự hạ thấp mình.
Trả lờiXóaNhạc sĩ, nhà viết kịch Trương Minh Phương là người có những đóng góp trong nền âm nhạc, nền kịch nghệ Việt Nam. Là người gắn bó với phong trào hoạt động văn hóa văn nghệ cách mạng của vùng đất Bình - Trị - Thiên trong nhiều thập kỷ. Ông được biết đến không chỉ là một cán bộ nhiệt tình, năng nổ, mà ông còn chứng tỏ là một nghệ sĩ đa tài. Ông không chỉ là một nhạc sĩ sớm thành danh, mà còn là một cây bút viết kịch tài hoa, giàu tâm huyết với 128 ca khúc, gần 20 ca cảnh, kịch múa hát nhạc mới, 60 tác phẩm từ kịch ngắn, kịch dài, dân ca kịch tới tiểu phẩm sân khấu và 6 công trình nghiên cứu văn nghệ dân gian. Đấy là kết luận hội thảo khoa học về ông do các nhà nghiên cứu đưa ra.
Trả lờiXóaNguyễn Thông thật đắng khinh bỉ, với cái kiểu trích ý kiến rồi bình luận đưa đẩy, lái người đọc theo "định hướng" của mình rồi châm chọc đối với cây bút già đời như Nguyễn Thông đã là cái "nghề".
Trả lờiXóa