Loa Phường
Trong
suốt hơn 1 tháng vừa qua, người dân trong nước theo dõi sát sao vụ án tham
nhũng của Trịnh Xuân Thanh, phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang. Cuối cùng, những con
người tham lam, lợi dụng tiền công để trục lợi như Trịnh Xuân Thanh cũng bị lật
tẩy. Vậy mà vào ngày 15/09/2016, trên trang 108Tv Channel lại đăng một bài phát
thanh có tên “Ba sai lầm của Nguyễn Phú Trọng trong cuộc nội chiến” của Trung
Điền, nhằm bẻ cong cuộc chiến chống tham nhũng quyết liệt của Đảng thành cuộc
nội chiến thanh trừng thành viên của từng phe nhóm.
Chiêu trò
mang tên một “thuyết âm mưu” ?Suốt
hơn 10 phút của đoạn clip, người ta được nghe nhiều về những từ ngữ như “trả
thù”, “thách thức quyền lực”, “thôi miên”, … Tuyệt nhiên, không thấy nhắc gì
đến chống tham nhũng – vấn đề cơ bản, cốt lõi trong vụ việc Trịnh Xuân Thanh.
Lập
luận của Trung Điền được triển khai từ việc tóm tắt lại bối cảnh và những sự
kiện đã diễn ra từ đầu tháng 6 đến khi Trịnh Xuân Thanh “biến mất”, sau đó dựa
trên cơ sở ấy để phân tích và đưa ra “ba sai lầm” mà Tổng Bí thư đã mắc phải.
Đây là phương thức lập luận thường thấy trong mỗi cuộc tranh luận; tuy nhiên
trong trường hợp này, Trung Điền đã thất bại ngay từ đầu, bởi với một bài viết
đầy rẫy thuyết âm mưu và lỗi ngụy biện, tuân thủ trình tự không khác gì một màn
tấu hài dành cho trẻ lên ba.
Toàn
bộ luận điểm của Trung Điền được rút ra từ “âm mưu lớn” mà người viết khổ công
tô vẽ thành “sự thật”. Theo Trung Điền, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai trừ
Trịnh Xuân Thanh – phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang ra khỏi Đảng (10/09/2016) vì dám
“thách thức quyền lực Tổng Bí thư”. Không ai biết Trịnh Xuân Thanh đã “thách
thức quyền lực Tổng Bí thư” như thế nào để đến mức “bị khai trừ”, cũng không có
bất kì dẫn chứng thuyết phục nào cho lí do đầy cảm tính Trung Điền đưa ra. Tất
cả những bằng chứng có được từ tháng 6 đến nay chỉ chứng minh được một điều duy
nhất: Trịnh Xuân Thanh bị khai trừ và truy bắt vì tội tham nhũng và làm thất
thoát một khoản tiền lớn của Tổng Công ty xây lắp dầu khí Việt Nam PVC.
Không
dừng ở việc đưa ra một nhận định mập mờ dễ gây hiểu nhầm trong lòng quần chúng,
Trung Điền tiếp tục vẽ ra “kịch bản”: Việc Bộ Công An truy tố Trịnh Xuân Thanh
có thể dẫn đến việc toàn bộ tài sản của Trịnh Xuân Thanh sẽ bị tịch thu vì
quyết định khai trừ khỏi Đảng: Vì ông Trịnh Xuân Thanh chứ không ai khác hơn
phải chịu trách nhiệm đã làm thất thoát 3200 tỉ đồng của Tổng công ty xây lắp
dầu khí Việt Nam PVC.
Sau
khi đề ra một “âm mưu lớn”, kế tiếp, Trung Điền dùng một loạt những suy luận
(hay tưởng tượng?) như trên để viết thành bài. Chẳng cần mất công cũng có thể
thấy rõ một điều: Việc tịch thu tài sản của Trịnh Xuân Thanh là hậu quả trực
tiếp từ việc ông Phó chủ tịch tỉnh đã làm “thất thoát” (hay tham nhũng?) 3200
tỉ đồng của Tổng Công ty PVC chứ không phải do quyết định khai trừ khỏi Đảng.
Nhập nhằng giữa các nguyên nhân, đưa thông tin sai lệch. Đến đây, rõ ràng chúng
ta phải tự hỏi mục đích của Trung Điền khi biên bài này là gì?
“Nói
cách khác, phiên bản kế tiếp của ông Trọng với ông Thanh là tịch thu tài sản
của ông Thanh để trả thù (…) Rõ ràng vụ Trịnh Xuân Thanh lúc đầu là vụ cỏn con
với chiếc lexus gắn biển xanh không đáng quan tâm bỗng dưng trở thành cuộc đối
đầu giữa Tổng Bí thư với 1 cán bộ cấp tỉnh, chưa phải là Trung ương Đảng” (dẫn
theo Trung Điền)
Vụ
án chống tham nhũng liên quan đến những quan chức cấp cao được bẻ hướng thành
“trả thù”; chiếc Lexus gắn biển xanh của Nhà nước trị giá 5 tỉ đồng mua bằng
tiền thuế người dân đóng nay có tư nhân trưng dụng được mặc định là “vụ cỏn
con” và “không đáng quan tâm”. Vậy không hiểu đối với Trung Điền, phải như thế
nào mới là đáng quan tâm?
Kết
thúc bằng “ba sai lầm” ?
Sau
khi “tóm tắt” lại toàn bộ sự kiện đã diễn ra như đã nêu, Trung Điền bắt đầu đi
vào chỉ ra “ba sai lầm” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Sai
lầm 1: “Chọn Trịnh Xuân Thanh làm con dê tế thần để khai pháo cho trận chiến
nội bộ. Tuy Trịnh Xuân Thanh có làm thất thoát 3200 tỷ đồng của Tổng công ty
PVC, nhưng vụ thất thoát này đã xảy ra từ năm 2011”
Vì
ý tưởng chính trong bài của Trung Điền là hướng vụ án chống tham nhũng sang
trận chiến nội bộ, cho nên bất kể việc Tổng Bí thư xử lý đối tượng vi phạm pháp
luật nào, có lẽ cũng trở thành một sai lầm trong mắt người biên bài. Và hình
như theo cao kiến của tác giả, việc làm “thất thoát” 3200 tỉ diễn ra từ năm
2011 là điều không đáng nói, bởi dù gì cũng đã 5 năm trôi qua. Trong thực tế,
có không ít những vụ án được lật lại từ quá khứ, và đem lại kết quả điều tra
đầy bất ngờ. Nếu cho rằng đã qua 5 năm nên không cần khơi lại thì đây quả thực
là cần phải xem xét lại ý thức trách nhiệm của người lãnh đạo cũng như các bên thi
hành. Đó là còn chưa kể đến “chiếc lexus cỏn con” 5 tỉ đống gắn biển xanh mà
Trịnh Xuân Thanh trưng dụng làm của riêng xuất hiện trên báo chí hồi tháng
6/2016.
Trung
Điền cho rằng Nguyễn Phú Trọng đã thao túng báo chí để “đổ tội” cho Trịnh Xuân
Thanh. Một trò ngụy biện nữa lại được sử dụng trong trường hợp này. Thứ nhất,
báo chí là bên thứ ba, có trách nhiệm đưa tin trung thực, và rõ ràng, việc
Trịnh Xuân Thanh “làm thất thoát” tiền và sử dụng xe công là có thật. Thứ hai,
vì cả hai việc trên đều có thật, nên không thể nói là Nguyễn Phú Trọng hay báo
chí đang “đổ tội” cho ngài Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang. Người ta vốn không thể
đổ tội cho một người có sẵn tội đó.
Và
nếu trong trường hợp Trịnh Xuân Thanh bị oan, tại sao lại phải bỏ trốn? Trung
Điền khẳng định việc Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn cho thấy Nguyễn Phú Trọng không
có khả năng chống tham nhũng. Nói như vậy tức là chính người viết cũng thừa
nhận Trịnh Xuân Thanh có tham nhũng (mặc dù trước đó lại kêu oan cho Trịnh Xuân
Thanh và “rao giảng” về một cuộc thanh trừng nội bộ đang diễn ra giữa các thành
viên Đảng). Vậy, hóa ra ép được con chuột lòi đuôi ra và bỏ chạy không chứng
minh được điều gì về khả năng của Tổng Bí thư?
Sai lầm 2:
“Thay vì điều tra và bắt giữ âm thầm như ông Trọng thường hay phát biểu thì lại
cho báo chí phanh phui với những phát biểu linh tinh của một vài cán bộ về hưu
nhằm ca tụng ông Trọng đang ra tay cứu Đảng”
Luận
điểm này được xây dựng dựa trên luận điểm trước đó, rằng Nguyễn Phú Trọng đã
điều khiển báo chí để phanh phui vụ việc Trịnh Xuân Thanh và “ca tụng” chính
mình. Khách quan mà nói, đây chỉ là một phát ngôn mang nặng tính chủ quan của
Trung Điền. Với “sai lầm” này, Trung Điền không đưa ra được một lập luận cũng
như dẫn chứng nào cụ thể để chứng minh ý kiến của mình là đúng.
Sai lầm 3:
“Mở quá nhiều mặt trận và các mặt trận đều nhắm vào mối liên hệ giữa Bộ Công
Thương và gia đình ông Nguyễn Tấn Dũng.”
Trong
phần này, Trung Điền đưa ra 4 vụ án, đều là những vụ án cũ, đã được điều tra
xong (cần phân biệt quá trình điều tra và quá trình xử lí) theo đúng luật.
Người viết cho rằng, trong suốt 3 tháng vừa qua, lôi ra 4 vụ án “liên quan đến
gia đình ông Nguyễn Tấn Dũng” là cách để Nguyễn Phú Trọng tạo ấn tượng trên mặt
báo rằng “ông Dũng đã nuôi các lợi ích nhóm”.
Đến
đây, dường như âm mưu của người viết đã lộ rõ. Tiến hành chống tham nhũng thì
gọi là “trả thù”, xử lí các vụ án đã điều tra xong thì gọi là “đánh cả cụm”.
Trò đánh tráo khái niệm vốn rất dễ sử dụng, chỉ cần người đọc, người nghe lơ
là, tất sẽ rơi vào cái bẫy mà Trung Điền đã giăng sẵn. Dùng lối suy đoán thiếu
căn cứ, nhiều ngụy biện, sử dụng “thuyết âm mưu” như một cách để dựng lên một
“sự thật” hoàn toàn trái ngược, Trung Điền mới đích thực là người đang gây chia
rẽ nội bộ, đâm bị thóc, chọc bị gạo để thực hiện ý đồ của mình.
Dựa
trên nền tảng giả dối, xuyên suốt trong đó là những luận điểm, luận điệu thiếu
căn cứ, chủ quan, đầy rẫy các lỗ hổng trong quá trình lập luận, cũng như mắc
phải vô số các lỗi ngụy biện,… Một bài viết như vậy liệu có thể làm rõ và chứng
minh được các “sai lầm” của Nguyễn Phú Trọng? Hay đơn giản chỉ là chiêu trò để
bôi xấu, hạ thấp danh dự và uy tín của Tổng Bí thư?
Dựa trên nền tảng giả dối, xuyên suốt trong đó là những luận điểm, luận điệu thiếu căn cứ, chủ quan, đầy rẫy các lỗ hổng trong quá trình lập luận, cũng như mắc phải vô số các lỗi ngụy biện,… Một bài viết như vậy liệu có thể làm rõ và chứng minh được các “sai lầm” của Nguyễn Phú Trọng? Hay đơn giản chỉ là chiêu trò để bôi xấu, hạ thấp danh dự và uy tín của Tổng Bí thư?
Trả lờiXóaTiến hành chống tham nhũng của tổng bí thư thì bị gọi là “trả thù”, xử lí các vụ án đã điều tra xong thì gọi là “đánh cả cụm”. Trò đánh tráo khái niệm vốn rất dễ sử dụng, chỉ cần người đọc, người nghe lơ là, tất sẽ rơi vào cái bẫy mà Trung Điền đã giăng sẵn. Dùng lối suy đoán thiếu căn cứ, nhiều ngụy biện, sử dụng “thuyết âm mưu” như một cách để dựng lên một “sự thật” hoàn toàn trái ngược, Trung Điền mới đích thực là người đang gây chia rẽ nội bộ, đâm bị thóc, chọc bị gạo để thực hiện ý đồ của mình. Rõ ràng hắn ta đang cố gắng tìm cách bôi nhọ tổng bí thư cũng như nhà nước Việt Nam.
Trả lờiXóa