Ông
Nguyễn Quang A đang khoe và thẩm du rằng, ông ta đã thu được 5000 chữ ký ủng hộ
ứng cử Đại biểu Quốc hội và khoảng 100 chữ ký nơi cư trú với ý đồ là nếu ở Hội
nghị cử tri do Hội đồng bầu cử địa phương tổ chức, ông ta bị đa số cử tri tham
dự bỏ phiếu không ủng hộ ông ta ứng cử thì đây sẽ là căn cứ để “phủ nhận” ý kiến
cử tri nơi cư trú.
Cao
hứng với thành quả là 5000 chữ ký thu thập được, ông còn làm hẳn kiến nghị lên Ủy
Ban bầu cử Quốc gia đề nghị bổ sung quy định vào Luật Bầu cử Việt Nam trong
tương lai, người dân nào muốn ra ứng cử độc lập vào cơ quan dân cử phải xin được
số chữ ký nhất định theo như cách làm của một số quốc gia Châu Âu. Lập luật duy
nhất cho việc đề xuất luật này là “đây là tập quán lành mạnh ở nhiều nước”,
ngoài ra ông ta không nêu được thêm lý do nào có tính thuyết phục hơn cho kiến
nghị của mình. Điều đó, ông không hề có tác phong làm việc của một trí thức, một
nhà khoa học khi đưa ra bất cứ lập luận, kiến xuất nào đều phải đưa ra cơ sở thực
tiễn và cơ sở lý luận có tính thuyết phục. Đồng thời, nó còn chứng tỏ, ông ta
mượn cớ gửi kiến nghị thực ra nhằm “khoe” với Hội đồng bầu cử về “uy tín, ảnh
hưởng” của mình và ám chỉ mình xứng đáng được trở thành ĐBQH, lối hành xử này
cho thấy, “phong cách đòi quà của đứa trẻ” ở một ông già đã 60 tuổi và đang
khoác áo “nhà hoạt động”, “nhân sỹ trí thức”!
Sự
kiện này khiến tôi liên tưởng đến sự việc cha mẹ tử tù thảm sát Bình Dương đi vận
động được 10.000 chữ ký ủng hộ tha chết cho kẻ giết 6 mạng người là con dứt ruột
đẻ ra của mình đang gây sự chú ý trên mạng. Tất nhiên cha mẹ tử tù trên, không
như ông Nguyễn Quang A lấy chữ ký qua mạng và có một ban vận động xin chữ ký
cho mình, cha mẹ tử tù trên xin được 10 ngàn chữ ký tươi/xịn, kèm theo những lời
đồng cảm của những người dân mà họ gặp, cầu xin chữ ký! Hành xử của ông Nguyễn
Quang A “vác rá” đi xin chữ ký người dân, họ hàng, làng xóm ủng hộ cho mình ứng
cử xem ra cũng gần giống với “hy vọng” của cha mẹ tử tù trên, rằng mình sẽ dùng
cái “áp lực” này để vượt qua khuôn khổ luật pháp (với ông Quang A là khuôn khổ/tiêu
chuẩn về tư cách, đạo đức của một Đại biểu Quốc hội).
Bàn
về trò xin chữ ký làm “tiêu chuẩn” ứng cử ĐBQH, bạn sinh viên Hoàng Thị Nhật Lệ
châm biếm ông Nguyễn Quang A
“Nói
ông Quang A đừng giận, vài nghìn cái chữ ký “tươi” của ông không bằng số lẻ fan
hâm mộ của Sơn Tùng hay Lệ Rơi. Nếu như 2 nhân vật này cũng làm đơn tự ứng cử
như ông và hô hào fan của họ ký tên ủng hộ. Tôi đảm bảo lúc đó không ai biết
Quang A là ai luôn.
Thôi
nói gì thì nói, tự ứng cử là quyền của ông. Có để ông trở thành đại diện của
mình hay không lại là việc của nhân dân. Chỉ mong sao sau này nếu có tạch vì
không ai tín nhiệm, ông đừng mang đống chữ ký đó ra để lòe thiên hạ. À quên hỏi
nhỏ ông câu này. Theo như lời ông nói thì ông “nhận được 100 chữ ký ủng hộ từ cử
tri nơi cư trú”. Vậy ông cho tôi hỏi, trong số 100 chữ ký đó, có bao nhiêu chữ
ký ông kiếm được từ việc “vác ra đi xin” cùng với vợ mình hôm mùng 4 tết vừa rồi
? Tôi nghe bác Bái – tổ trưởng tổ dân phố nơi ông sinh sống nói ông xin chữ ký
cả của những cụ năm nay đã hơn 90 tuổi, tinh thần không còn minh mẫn. Nể ông thật
đấy”.
Trước
đó nghe ông Nguyễn Quang A khoe được dân cư nơi cư trú ủng hộ ông ứng cử khiến
nhóm bạn Lệ đến phỏng vấn người dân ở đây, từ đó họ thấy rõ thực hư của trò
“xin chữ ký” này, chắc chỉ thuộc về “thiểu số” những người có bản lĩnh “mặt dạn
mày dày” mới làm nổi, theo quan niệm về ứng xử của người Việt
Đúng
như bạn trẻ này nói, “Giữa việc không cần chữ ký ủng hộ cũng có thể ra ứng cử
và phải có 100 chữ ký mới được ứng cử, theo ông cái nào hơn ?”. Tâm lý người Việt
hay cả nể, thương xót cảm tính chứ không “sỗ sàng”,”thẳng thắn” như lối hành xử
của người phương Tây, cũng như trường hợp bà mẹ tử tù trên, họ có thể ký tên ủng
hộ vì thấy tội cho bà mẹ cũng như nỗi đau của người làm cha làm mẹ phải chứng
kiến con mình chết, vì “một lời chào cao hơn mâm cỗ” nhưng để khi cần quyết định
cái gì đúng/sai, thì họ không “a dua” như ông ảo tưởng đâu.
Bạn trẻ nói về việc ông Quang A xin được vài nghìn chữ kí rồi khoe khonag tùm lum lên thật là hài hước. Đúng là nếu theo cách biện luận của ông từ Sơn Tùng hay lệ rơi là những người dễ trúng cử nhất khi ứng cử rồi.
Trả lờiXóaNhư trẻ con vậy xin được chút ít chữ ký mà đã khoe khoang ,không tính đấy là xem bằng cách gì sử dụng bao nhiêu mưu mẹo ấy.Nếu cái kiểu xin chữ ký như ông Quang A thì Lệ Rơi ra ứng cử sẽ được nhiều chữ ký "tươi " hơn ông nhiều.
Trả lờiXóa"Trò mèo". Những kẻ đứng dưới là cờ 3 sọc- là lá cờ đại diện cho chế độ tay sai, bù nhìn đã từng gây tội ác cho dân tộc thì không bao giờ đủ tư cách ngồi vào ghế đại biểu quốc hội. Người dân sẽ vạch mặt cái bộ mặt giả cầy của những kẻ như Nguyễn Quang A, không để những kẻ như vậy lợi dụng bầu cử để mưu cầu lợi ích cá nhân, chống phá đất nước.
Trả lờiXóacái này khác đếch nào đem tiền đi mua chúc nhỉ. hehe đúng là loạn mẹ nó rồi, một lão tiến sĩ mà đề ra những cái thứ chẳng đâu vào với đâu, mỗi hành động sau của lão luôn phải cắn cái hành động trước vài phát thì mới yên. Quang A ơi là Quang A, đấu tranh gì thì cũng phải không ngoan chứ sao mà không chịu lớn lên vậy hả quang a
Trả lờiXóaBản chất của 1 tay “dân chủ” giả cầy cùng những chiêu trò chống phá lố bịch đã liên tiếp bị dư luận bóc mẽ, vạch trần có thể thấy trước 1 cái kết èo uột, u ám về cái gọi là “phong trào tự ứng cử” mà Nguyễn Quang A khởi xướng và hoang tưởng bấy lâu nay
Trả lờiXóaCơ sở khiến ông A đưa ra đề xuất điên rồ này đơn giản đây là “một tập quán lành mạnh ở nhiều nước” và dĩ nhiên ông A sẽ là người đi tiên phong trong việc đi thu thập chữ ký. Nếu so với “tiêu chuẩn” mà ông A tự nghĩ ra là “ứng cử ở Hà Nội cần 1000 chữ ký ủng hộ” thì với 5000 chữ ký ủng hộ hiện nay thì vị “tiến xí” này có 1 bản hồ sơ được cho là “hoành tráng”, chứng tỏ “uy tín và ảnh hưởng” cũng như là để ám chỉ rằng mình xứng đáng trở thành đại biểu quốc hội. Quả là 1 màn “tự sướng” kệch cỡm và lố bịch của 1 vị “tiến sĩ” già luôn vỗ ngực tự xưng mình là “nhà dân chủ”, “nhân sĩ trí thức”.
Trả lờiXóaChưa kì bầu cử nào mà lại có số người tự ra ứng cử nhiều như kì này. Tuy nhiên, trong số người tự ứng cử, bên cạnh những người rất xứng đáng, rất tâm huyết với đất nước, dân tộc, xã hội còn có những người cảm giác như là "chơi chơi". QUốc hội không phải cái chợ, không phải hội nhóm tào lao mà thích làm gì cũng được. Xin chữ kí ủng hộ cũng chẳng ai cấm nhưng để xem kết quả ra sao.
Trả lờiXóađây chỉ là một chiêu trò vớ vẩn của bọn chúng để lợi dụng mà đi ứng cử Quốc Hội thôi, Bởi vì chúng sợ rằng không có ai ủng hộ mình nên cố tình đánh lừa dư luận như thế thôi, không chấp nhận đc..
Trả lờiXóaTừ xưa đến nay tôi chưa thấy vị nào ứng cử hay được đề cử vào Quốc hội mà phải đi xin chữ ký ủng hộ của mọi người. Giờ mới thấy một kẻ mặt dày Nguyễn Quang A đi "ăn xin" từng chữ ký, tưởng rằng đó là chỗ dựa cho hắn để được vào Quốc hội hay sao. Quên đi nhé lão già hèn hạ.
Trả lờiXóa