Hiện trên mạng facebook
lan truyền dòng trạng thái trích lời bạn đọc của fanpage báo điện tử Tuổi trẻ Online
thể hiện bất bình với kết quả bầu chọn nhân sự Đại hội Đảng XII khi Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng được Đại hội chấp thuận rút lui đề cử vị trí ứng cử viên BCHTW
khóa XII theo kiểu “Tiếc nuối vì sẽ không còn ai sẽ đại diện cho
nhân dân nói câu “...để đổi lấy những thứ hữu nghị viển vông”.
Hiện dòng trạng thái trên không còn trên fanpage này nữa, nhưng đã bị một số
fbker chụp lại và gọi kiểu phát tin và bình luận của Tuổi trẻ Online là dạng “bọn côn đồ đội lốt báo chí ”,
“kền kền non”....
Phàm là một tờ báo lớn,
việc đưa tin, phản ánh diễn biến Đại hội đến bạn đọc là bình thường, nhưng
riêng cách “phản ứng” thông tin kiểu này, nếu đúng như tố cáo của cộng đồng
mạng, thì Tuổi trẻ Online đã tự đánh mất vai trò đưa tin khách quan, trung
thực, tự biến mình thành thứ phương tiện tuyên truyền thù địch, hạ uy tín, vu
cáo, bôi lem các lãnh đạo Đảng, Nhà nước khác, chia rẽ nội bộ... kiểu BBC, RFA,
VOA hay trang mạng phản động như Dân Làm báo, Dân luận, Ba Sàm...
Sau khi Đại hội XII bỏ
phiếu về xem xét đồng ý hay không đồng ý cho các ứng cử viên rút đề cử, không
chỉ có Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng mà còn 29 ứng cử viên khác, tiêu biểu như “có
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch QH Nguyễn
Sinh Hùng, Thường trực Ban bí thư Lê Hồng Anh, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Tô
Huy Rứa, nguyên Bí thư thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị, nguyên Bí thư thành uỷ
TPHCM Lê Thanh Hải”. nhưng lại được báo
Tuổi trẻ giật tít kiểu “Đại hội XII: Thủ tướng không có
tên trong danh sách bầu cử” cùng với dòng trạng
thái bình luận về bài báo trên của độc giả, càng cho thấy, bản thân tờ báo này
đã đánh mất vai trò “phản ánh” mà cho thấy rõ động cơ kích động, chia rẽ nội bộ
theo đúng ý đồ xuyên tạc, vu cáo của các thế lực thù địch trên các trang mạng
phản động.
Lâu nay, dư luận cũng bức
xúc với việc các tòa báo “không kiểm soát” các bình luận của độc giả với ý đồ
chính trị, tư cách đạo đức xấu dưới phần bình luận các bài báo của mình. Việc
lan truyền bình luận có nội dung xuyên tạc thông tin là hành vi vi phạm pháp
luật bởi tòa báo phải có người quản trị, làm tốt vai trò giữ gìn thông tin phản
ánh đến độc giả khách quan, không bị các thế lực thù địch, phản động lợi dụng. Tuy
nhiên khâu bình luận này đang bị nhiều tòa báo “thả nổi”. Nay, thậm chí, báo
Tuổi trẻ Online còn khai thác “bình luận của bạn đọc” để đưa lên trang tin và
lan truyền bài báo giật tít với động cơ thiếu trong sáng trên, thì rõ ràng
không còn là vấn đề có thể xem nhẹ được nữa.
Để có căn cứ xem xét, xử
lý với tòa soạn báo này, tác giả đề nghị những độc giả trực tiếp đọc dòng trạng
thái trên, nhất là facebooker đã chụp lại dòng trạng thái trên từ fanpage Tuổi
trẻ Online nên làm đơn tố cáo gửi đến Cục Báo chí của Bộ Thông tin
Truyền thông và Cơ quan chủ quản tờ báo này đề nghị xem xét trách nhiệm người
quản trị và các cá nhân liên quan cũng như cần có hình thức xử lý thích đáng.
Việc làm này thể hiện tinh thần đấu tranh kiên quyết với những kẻ lợi dụng báo
chí chống phá Đảng, Nhà nước dù với động cơ cố ý hay vô ý, nó đã tự đánh mất
mình và đánh mất uy tín với bạn đọc, khiến dư luận lo lắng về việc có hay không
tờ báo này để những “rận chủ” thao túng?
Chính xác. Bên cạnh những mặt tích cực, một số tờ báo như Thanh niên, Tuổi trẻ…thời gian gần đây có một số bài viết, tin quá cẩu thả, thể hiện non kém về chính trị, cần phải được chấn chỉnh.
Trả lờiXóaBáo chí cho ta nhiều thông tin hữu ích hằng ngày đưa ta đến với một thế giới rộng mở hơn . nhưng bên cạnh đó có những kẻ lợi dụng báo chí chống phá Đảng .Và ngày nay khi công nghệ càng phát triển thì càng xuất hiện nhiều tờ báo lá cải với những tin tức nhàm chán và đôi khi còn bóp méo sự thật .Vì vậy cần có hình thức xử lý đích đáng với những loại báo như thế này đặc biệt hiện tại là báo Tuổi trẻ Online để răn đe nghiêm khắc .
Trả lờiXóathân là một tờ báo lớn vâỵ mà lại có những bài biết mang tích kích động, chia rẽ, phá hoại đại hội. Nói thẳng thắn ra thì ông Dũng không có trong danh sách bầu cũng là chuyện bình thường, cũng là vì ông ấy đã tự xin rút, cảm thấy không làm được nữa thì nghỉ.
Trả lờiXóacòn cái câu ông ấy phát biểu ấy mình ông ấy mà không có người khác và nhân dân thì cũng chẳng thực hiện được đâu. một tờ báo lớn thì nên biết viết thế nào cho đúng
báo này viết hay ha, kiểu kiểu kích động, gây xôn xao dư luận, giật tít đây rồi mà. thằng nào giật bài này cũng có cái gan lớn đó, định chia rẽ cả nội bộ cơ mà, hay ho thật. ở cái thời đại báo lá cải được đẻ ra nhiều thế này thì đừng có vội vang tin vào một tờ báo, không là chúng xỏ mũi người đọc lúc nào không biết. hy vọng cơ quan chức năng cần có những chấn chỉnh kịp thời để răn đe đối với trường hợp viết bài như trên
Trả lờiXóaAi là nhà báo của báo tuổi trẻ viết bài đó vậy. Hắn ta không hiểu gì về chính trị hay sao mà lại có lối viết ngớ ngẩn tới vậy chứ. Đúng là bạn đọc cần tố vậy
Trả lờiXóaChẳng riêng gì báo tuổi trẻ mà nhiều báo khác như thanh niên, vnexpress giờ cũng đăng tin chính trị theo kiểu giật gân, nửa vời thu hút bọn trẻ trâu vào chửi chế độ tăng view. Mấy tờ báo này đang tiếp tay cho lũ phản động, các bác quản lí truyền thông báo chí phải xem xem có biện pháp quản lí các báo này cho cẩn thận.
Trả lờiXóaBáo Tuổi trẻ đã đăng tải tiêu đề: “Đại hội XII: Thủ tướng không có tên trong danh sách bầu cử” cùng với dòng trạng thái bình luận về bài báo trên của độc giả, càng cho thấy, bản thân tờ báo này đã đánh mất vai trò “phản ánh” mà cho thấy rõ động cơ kích động, chia rẽ nội bộ theo đúng ý đồ xuyên tạc, vu cáo của các thế lực thù địch trên các trang mạng phản động.
Trả lờiXóaViệc lan truyền bình luận có nội dung xuyên tạc thông tin là hành vi vi phạm pháp luật bởi tòa báo phải có người quản trị, làm tốt vai trò giữ gìn thông tin phản ánh đến độc giả khách quan, không bị các thế lực thù địch, phản động lợi dụng để chống Đảng, Nhà nước, gây rối an ninh trật tự
Trả lờiXóaViệc phản ánh diễn biến Đại hội đến bạn đọc là bình thường, nhưng riêng cách “phản ứng” thông tin kiểu này, nếu đúng như tố cáo của cộng đồng mạng, thì Tuổi trẻ Online đã tự đánh mất vai trò đưa tin khách quan, trung thực, tự biến mình thành thứ phương tiện tuyên truyền thù địch, hạ uy tín, vu cáo, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước khác, chia rẽ nội bộ... kiểu BBC, RFA, VOA hay trang mạng phản động như Dân Làm báo, Dân luận, Ba Sàm...
Trả lờiXóa