Quay phim cảnh sát làm nhiệm vụ
Năm 2014, Tây Ban Nha đã ban hành bộ luật mới
trong đó có điều khoản cấm quay phim chụp ảnh cảnh sát. Các hành vi quay phim
chụp ảnh những người cảnh sát đang làm nhiệm vụ bị qui vào tội "gây ảnh
hưởng tới an ninh" có thể đối mặt với khoản tiền phạt lên tới 30.000 Euro!
Với bộ luật mới này, mọi hành vi quay phim chụp ảnh cảnh sát sẽ bị trừng phạt
mà không cần phải qua tòa án. Vậy Việt Nam có nên học Tây Ban Nha?
Ở Anh, Điều 76 Luật Chống khủng bố quy định,
chụp ảnh nhân viên cảnh sát có thể bị kết án tù. Theo bản tin của BBC, điều luật này cho phép bắt giữ
bất kỳ ai tiết lộ, xuất bản hoặc truyền đạt thông tin liên quan đến các nhân
viên vũ trang, điều tra viên hoặc nhân viên cảnh sát đều có thể bị điều tra về
hành vi khủng bố và bị kết án lên tới 10 năm tù nếu chứng minh được có liên hệ
tới việc khủng bố!
(nguyên văn “It permits the arrest of anyone found
"eliciting, publishing or communicating information" relating to
members of the armed forces, intelligence services and police officers, which
is "likely to be useful to a person committing or preparing an act of
terrorism". That means anyone taking a picture of one of those people
could face a fine or a prison sentence of up to 10 years, if a link to
terrorism is proved”)
Rất nhiều ví dụ tương tự mà bạn có thể tìm kiếm thấy, việc
quay phim cảnh sát đang làm việc ở Mỹ có thể đối mặt với án tù và những cuộc
tranh luận, bức xúc của người dân, hiệp hội bảo vệ tự do thông tin, báo chí
thời xã hội dân sự.
Vừa qua, Cục Cảnh sát Giao thông đường bộ và đường sắt Việt
Nam có Công văn 1042/C67-P3 ngày 26/4/2013, tại Khoản 2 của văn bản này
quy định: “Muốn quay phim, chụp hình Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ
thì phải được sự đồng ý của Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ”. Tuy
nhiên, ngay sau đó Công văn này đã bị Bộ Tư pháp “tuýt còi” vì vi phạm pháp
luật nên ngày 23/8/2013 Cục Cảnh sát giao thông đường bộ và đường sắt đã ban
hành Công văn 2315/C67-P6 để hủy bỏ Khoản 2 của Công văn 1042/C67-P3.
Dư luận đa phần ủng hộ việc tuýt còi này, cho rằng nhân viên
cảnh sát là người đang làm nhiệm vụ, cần phải chịu sự giám sát của nhân dân
nên người dân có quyền quay phim, chụp hình họ. Tuy nhiên, nghề cảnh sát là
nghề đặc thù khi thường xuyên phải đối mặt với xử lý tội phạm, sai phạm của
người dân, việc họ không được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp về hình ảnh
của mình không chỉ ảnh hưởng đến quyền cá nhân và còn ảnh hưởng đến hình ảnh
ngành, quốc gia, dân tộc.
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, nhân viên cảnh sát không có
quyền “bình đẳng” như công dân khi quy định pháp luật, việc quay
phim, chụp ảnh người dân không được sự cho phép thì bị xử lý tùy theo tính
chất, mức độ.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, cảnh sát ngày càng trở thành mục
tiêu tấn công của một số đối tượng xấu trong cư dân mạng khi thời đại truyền
thông lên ngôi. Ngày càng có nhiều nhân viên cảnh sát bị triệu triệu máy quay
smart phone rình rập đưa lên mạng nhằm “troll” nghề nghiệp nhạy cảm này. Nên
chăng, ngành công an Việt Nam cần nghiên cứu, đề nghị chính phủ ban hành luật
pháp có học hỏi từ các nước phương Tây vận dụng phù hợp với hoàn cảnh Việt
Nam để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người làm nghề cảnh sát.
Tất nhiên, nếu người dân quay phim, chụp ảnh phát hiện, tố cáo hành vi sai phạm
của cảnh sát với các cơ quan chức năng đúng thì được thưởng, được khen, còn
không, có thể phải bị đối mặt với phạt tiền, án tù nếu “khai thác hình ảnh”
của họ vào mục đích cá nhân hoặc tấn công, bôi nhọ ngành công an.
|
nếu căn cứ hiến pháp và và các văn bản pháp luật như luật dân sự thì hành vi quay phim, sử dụng hình ảnh của người khác đã là vi phạm pháp luật rồi, vậy thì công an đã bị khuyết quyền công dân. làm cái nghề đối diện với cái chết mà lại bị tước đoạt quyền công dân thì có lẽ không đáng mấy anh ạ. Việt Nam lúc nào cũng nói là dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Đúng, cái này là đúng, nhưng có lẽ phải xem lại việc áp dụng đối với lực lượng công an. Đừng quay lưng lại với những người đang hy sinh vì các người. làm như vậy chỉ gây hại cho những người đem cái này ra mà giễu cợt thôi
Trả lờiXóathực tế cho thấy,thời gian gần đây, cảnh sát ngày càng trở thành mục tiêu tấn công của một số đối tượng xấu trong cư dân mạng khi thời đại truyền thông lên ngôi. Việc quay phim chụp ảnh để bôi nhọ là không thể chấp nhận đc và cần phải được xử lí nghiêm minh.
Trả lờiXóaỎ Việt Nam thì thoải mái đi, chỉ là không được phát tán thông tin sai mục đích và xuyên tạc thôi. Nhưng tôi thích cách thức ở Việt Nam hơn
Trả lờiXóaMỗi nơi có quy định riêng tùy theo hoàn cảnh và ý chí của quyền lực chính trị, cũng không biết đâu là hơn. Có điều ở đâu thì phải tuân theo quy định ở đó.
Trả lờiXóaQuay phim cảnh sát đang làm nhiệm vụ cũng được chớ, dân giám sát cảnh sát để cho cảnh sát xấu không lầm ẩu làm bừa chứ gì đâu.
Trả lờiXóaCâu chuyện về quy định này gửi tới các anh em zân chủ cho họ biết nè, đội Mẽo lên đầu liệu họ có phê Mẽo mất tự do không?
Trả lờiXóaÀ đúng, việc nên làm Bí Đao ạ
Trả lờiXóaQuy định này mà được ban hành ở Việt Nam thì anh em hội dâm chủ la toáng lên là vi phạm nhân quyền ....
Trả lờiXóaThực ra, có nhiều đặc thù trong việc cảnh sát làm nhiệm vụ, không thể đòi hỏi họ phải đúng tác phong này kia nọ trong khi bên kia nhảy choi choi xúc phạm... Trong nhiều trường hợp không nên đòi hỏi tuyệt đối.
Trả lờiXóaQuy định này xin được gửi tới anh em chuyên rình mò, đặt bẫy quay phim công an làm trên đường nhé
Trả lờiXóaChuyện này cũng khó, có tính 2 mặt của nó nên tùy theo từng hoàn cảnh điều kiện để đánh giá nhận xét
Trả lờiXóaCảnh sát làm thật nguy hiểm, đối mặt với nhiều nguy cơ, từ tội phạm rồi từ những kẻ không ưa chuyên moi móc soi mói...
Trả lờiXóaNhững người đồng cảm, chia sẻ với cảnh sát cũng không thể bênh vực theo kiểu che chắn cho họ, bởi vướng lý lẽ rằng, đó là nhiệm vụ của họ, họ đã tuyên thệ để làm những điều này.
Trả lờiXóaluật dân chủ của các nước phương tây là thế .không có một tính dân chủ . và đem nó so sánh với việt nam đúng là một trời một vực . đất nước ở phương đông này còn dân chủ hơn nhiều so với các nước phương tây và mỹ
Trả lờiXóachứng tỏ những nước phương tây này đang làm cho những quyền dân chủ người dân này mất đi và kiểm soát một trật tự xã hội dựa trên quyền lực của một chính quyền do thể chế chính trị của họ dựng nên
Trả lờiXóaxét sang vụ dân oan biểu tình chặn đường quốc lộ thì thấy Việt Nam ta còn có tình hơn nhiều các nước khác. Việt Nam ta đang có những lời nói chứ chưa có hành động gì cả, đặc biệt là những hành động bạo lực. vì thế đừng nên nói công an chỉ biết đi đánh người
Trả lờiXóaỞ Việt Nam luật pháp đang nhẹ nhang mang tính chất định hướng là chính, đưa quyền con người lên cao nên mấy cái bọn dân oan, dân chủ luôn tự phong hàm cho mình để đấu đá, để chống phá đất nước. nhận là tiền từ mấy thằng khốn nạn lựu vong. Chứ ở Phương tây tình đám này làm gì có đất sống. Nếu ở Mỹ chắc hả mồm to là bị ăn đạn rồi chứ./
XóaỞ Việt Nam luật pháp đang nhẹ nhang mang tính chất định hướng là chính, đưa quyền con người lên cao nên mấy cái bọn dân oan, dân chủ luôn tự phong hàm cho mình để đấu đá, để chống phá đất nước. nhận là tiền từ mấy thằng khốn nạn lựu vong. Chứ ở Phương tây tình đám này làm gì có đất sống. Nếu ở Mỹ chắc hả mồm to là bị ăn đạn rồi chứ./
Xóamấy nước phương tây ra luật thế mà biểu tình với bạo động vẫn diễn ra rầm rầm, xem việt nam kia kìa, xem mà học tập. việt nam vẫn còn dân chủ chán nên mấy bác đừng có mà chê việt nam nữa, Xem lại chính mình đi đã
Trả lờiXóamấy nước phương tây ra luật thế mà biểu tình với bạo động vẫn diễn ra rầm rầm, xem việt nam kia kìa, xem mà học tập. việt nam vẫn còn dân chủ chán nên mấy bác đừng có mà chê việt nam nữa, Xem lại chính mình đi đã
Trả lờiXóarõ ràng là việc quay phim chụp ảnh bất cứ người nào phải được sự cho phép của họ bởi họ cũng là một công dân bình thường. biết đâu ông quay phim chụp ảnh người ta rồi về cắt ghép phục vụ ý đồ nào đó thì sao. chưa kể những người thực thi pháp luật bao giờ cũng dễ có mâu thuẫn nhất. lỡ bị chụp hình để nhớ mặt trả thù thì sao?
Trả lờiXóaVới công nghệ xử lý ảnh và video bây giờ thì không bao giờ có thể biết được đâu là sự thật. Cùng một sự kiện nhưng nếu bị cắt ghép theo ý đồ thì bỗng dưng sự kiện đó được hiểu theo một cách khác ngay. Việc quay công an, cảnh sát rồi dàn dựng lại để bêu riếu, vu oan xảy ra nhiều rồi.
Trả lờiXóaNgười ta không biết rằng những người thi hành pháp luật như công an, thanh tra, công tố viên... là những người rất dễ bị tấn công do tư thù cá nhân. Đó là lý do vì sao lực lượng đặc nhiệm ở nước ngoài bao giờ cũng có mũ che mặt, chỉ chừa 2 con mắt. Hành vi quay phim chụp ảnh có thể coi là hành vi khủng bố quá đi chứ. Biết đâu được anh công an đó sau khi cởi quân phục ra có bị trả thù khi trên đường về nhà hay không?
Trả lờiXóa