Cảnh sát rút súng bắn thị uy
Vụ việc đang được dư luận và truyền thông quan
tâm là sáng 25/8/2015, xe tải chở phế liệu do Nguyễn Xuân Đoài (33 tuổi) cầm
lái chạy trên quốc lộ 37 đoạn qua địa bàn huyện Ninh Giang bị yêu cầu dừng kiểm
tra vì nghi chở quá số người. Chốt CSGT đã 2 lần ra hiệu lệnh dừng xe, nhưng
lái xe bỏ chạy, đại úy Phạm Văn Viên và một đồng đội lên ôtô chuyên dụng đuổi
theo, bắt kịp xe tải song tài xế vẫn không chịu dừng lại, dẫn đến Đại úy trên
đã bắn cảnh cáo 3 phát súng. Khi cảnh sát tiếp tục truy đuổi, 3 tiếng súng vang
lên, lái xe mới dừng lại. Sau sự việc, anh sỹ quan này bị tạm đình chỉ công
tác.
Nguồn http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/canh-sat-truy-duoi-no-sung-khong-che-tai-xe-xe-tai-3270103.html
Vụ việc này hiếm xảy ra ở Việt Nam nên khiến
báo chí quan tâm, đưa tin và bình luận. Tuy nhiên phản ứng của dư luận tuyệt đại
đa số lại ủng hộ hành động của sỹ quan cảnh sát trên, và cho việc “tạm đình chỉ
công tác” đối với anh này sẽ gây “hậu quả khôn lường”
Đọc bình luận độc giả dưới bài báo trích dẫn
link trên 99% ủng hộ sỹ quan trên vì cho rằng:
(1) - hành vi
không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông là chống người thi hành công
vụ,
(2) - chạy
trốn là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội,
(3) - việc
cảnh sát giao thông không còn biện pháp nào khác để “dừng” được xe vi phạm thì
việc sử dụng súng bắn cảnh cáo buộc dừng xe là “tương xứng”, hoàn toàn không
“vượt quá giới hạn”
Hậu quả việc xử lý viên sỹ quan cảnh sát trên
sẽ dẫn hậu quả xã hội nghiêm trọng:
(1) – lực lượng cảnh sát giao thông sẽ
không dám quyết liệt xử lý xe vi phạm
(2) – Vô tình cổ vũ các tài xế “không
chấp hành hiệu lệnh” của người điều khiển giao thông
(3) – Người tham gia giao thông bất an vì
những nạn “hung thần xa lộ” và sự vô hiệu hóa chức năng trấn áp người vi phạm
của lực lượng cảnh sát
Sự ủng hộ mạnh mẽ của dư luận hoàn toàn có lý
bắt nguồn từ hiện trạng mất an toàn giao thông ngày càng nghiêm trọng ở nước ta
hiện nay: đường hẹp, người đông, xe kém chất lượng, lái xe kém ý thức… Hành
động của sỹ quan cảnh sát trên thể hiện sự cương quyết mạnh mẽ với cái sai, chưa
gây ra bất cứ hậu quả nghiêm trọng nào, thì dù dựa trên bất cứ “quy định” nào
mà xử lý anh này gây phản ứng ngược và hậu quả như trên là rất rõ ràng.
Dư luận lo lắng, phải chăng ngành công an
trước sức ép của dư luận, sự tấn công của truyền thông với một số sai phạm vấn
nạn của cán bộ cảnh sát giao thông lại tự “phòng thủ”, tự “triệt hạ sức mạnh”
của mình là điều không nên.
Người dân tuy bức xúc với vấn nạn của ngành
cảnh sát, với những con sâu làm rầu nồi canh, nhưng còn biết trông mong vào đâu
để bảo vệ sinh mạng của mình. Họ cũng vô cùng bức xúc với hiện trạng kẻ chống
người thi hành công vụ ngày càng ngang nhiên, thách thức pháp luật, kẻ mượn gió
bẻ măng để hạ uy tín, vô hiệu hóa ngành công an để thỏa sức tung hành. Không ai
có thể chấp nhận nổi khi xem clip kẻ tự xưng “đấu tranh dân chủ”, “người bảo vệ
nhân quyền” Trần Thị Nga vừa đi xe máy vừa nghe điện thoại bị cảnh sát giao
thông dừng lại thì quay phim, thách thức cảnh sát và tung lên mạng hả hê vì đã
dám chống người thi hành công vụ.
Ai hưởng lợi từ việc cảnh sát không mạnh tay
trấn áp người vi phạm?
Những kẻ phạm tội tất nhiên hưởng lợi đầu tiên
Những kẻ chống Nhà nước, muốn lật đổ chính
quyền dưới cái mác “đấu tranh dân chủ” sẽ hả hê nhất vì đã thành công trong
việc vô hiệu hóa lực lượng trị an. Người ta đang thấy rõ xu hướng này trên mạng
truyền thông lề trái. Họ mãn nguyện ra mặt khi chứng kiến tại nạn
giao thông xảy ra đối với cảnh sát. Họ cổ vũ hành vi chống lại người thi hành
công vụ. Họ hướng dẫn người dân cách “lách luật”, cách đối phó để không bị xử
phạt khi vi phạm…nhằm dần dần cổ súy tư tưởng coi thường pháp luật và người thi
hành công vụ, dần dần sẽ dùng nó khi “thời cơ chín muồi” (tức các cuộc cách
mạng đường phố xảy ra)
So sánh với cảnh sát nước ngoài, nhất là các
nước thiết chế mạnh như Mỹ và phương Tây cho thấy, họ có quy định đảm bảo hoặc
bảo vệ cho cảnh sát thực thi nhiệm vụ có phần “thái quá”. Trong khi cảnh sát
Việt Nam ngoài hạn chế trong việc được trang bị phương tiện tự bảo vệ mình,
phương tiện trấn áp tội phạm thì còn bị ràng buộc bởi những vụ việc “điển hình”
như thế này.
Đề nghị lãnh đạo ngành công an một mặt tăng
cường giáo dục, chỉnh đốn lực lượng mình, mặt khác thiết chế mạnh tay hơn nữa
để tăng cường sức mạnh cho những người trực tiếp đối diện tội phạm bằng mạng
sống của mình. Đó là điều nhân dân mong mỏi thể hiện rất rõ qua phản ứng từ vụ
việc điển hình trên. Ngành công an, nhất là cảnh sát giao thông va chạm trực
tiếp với lợi ích đông đảo dân chúng, tất dễ “bị phản ứng”, âu cũng là chuyện hiển
nhiên và khó có thể cầu toàn.
Chỉ nên sử dụng bắn súng chỉ thên khi bị tấn công hoặc khi truy đuổi tội phạm chứ yêu cầu phương tiện dừng phạt không nên lạm dụng sử dụng súng bắn chỉ thiên
Trả lờiXóaCảnh sát giao thông là gì? Là lực lượng vũ trang, là lực lượng được Đảng, Nhà nước và nhân dân trao quyền cho việc thực thi và giữ gìn trật tự an toàn giao thông, và hãy nên nhớ rằng trong đó có quyền được sử dụng vũ trang trấn áp trong những trường hợp cần thiết. Việc anh cảnh sát giao thông đó bắn chỉ thiên là hoàn toàn đúng pháp luật, cũng phù hợp với hoàn cảnh lúc đó, còn ý kiến gì nữa cơ chứ?
Trả lờiXóaNếu không cương quyết, cứng rắn như người chiến sĩ cảnh sát giao thông ấy, thì liệu tay lái taxi kia có chịu dừng lại. Và nếu hắn không dừng lại, thì liệu rằng còn có thể xảy ra bao nhiêu điều nguy hiểm khác, còn có thể có bao nhiêu tính mạng người tham gia giao thông khác bị đe dọa? Nếu xử lý anh cảnh sát đó thì sau này còn ai dám dũng cảm ngăn chặn những tay quái xế như thế nữa?
Trả lờiXóaChắc như theo quan điểm của mấy kẻ ném đá thì cha lái taxi kia phải gây tai nạn, có người chết, hay gây tai nạn liên hoàn gì đó thì cảnh sát mới được nổ súng cảnh cáo hay bắt giữ nó à? Đất nước mình vẫn còn nhiều những kẻ thiếu hiểu biết, chỉ biết hùa theo đám đông quá.
XóaChuyện này không thể quy định một cách cứng nhắc, trong những trường hợp đăc biệt thì cảnh sát giao thông cần được phép nổ súng chỉ thiên.
Trả lờiXóaCảnh sát giao thông cần được trang bị súng bắn sơn hoặc là súng gì đó khác, khả năng gây sát thương ít nhưng đủ để bảo vệ bản thân và nổ súng trong những trường hợp cần thiết.
Trả lờiXóaĐã có nhiều trường hợp cảnh sát giao thông gặp nguy hiểm trong khi làm nhiệm vụ, vậy phải có quy định cụ thể hơn để bảo vệ tính mạng họ cũng như để họ có thể hoàn thành nhiệm vụ chứ nhỉ?
Trả lờiXóaKhi chưa có quy định mới thì cậu cảnh sát giao thông trên nổ súng là ai quy định. Còn những kiến nghị bao giờ được sửa đổi thì là chuyện khác, bây giờ họ vẫn phải chấp hành.
Trả lờiXóaThế thì ức chế quá nhỉ? Nhiều thằng đầu xanh tóc đỏ lượn trêu ngươi, có khi chống lại người thi hành công vụ hẳn hoi mà không thể làm gì. Làm việc thế ức chế quá!
Trả lờiXóaCần có cơ chế, quy định riêng cho cảnh sát giao thông thật, họ không thể cứ tay không đối phó với các đối tượng ngoan cố, có khi còn gây sự với cảnh sát...
Trả lờiXóaQuy định sử dụng súng của công an có khi phải chỉnh sửa để phù hợp với hoàn cảnh xã hội hiện tại.
Trả lờiXóaCảnh sát giao thông cần được cho phép một số quyền trong khi thi hành nhiệm vụ vì bây giờ có nhiều phức tạp, khác hẳn chục năm trước. Nếu không, họ sẽ khó khăn trong công việc hoặc sẽ buộc phải làm vượt quy định trong một số trường hợp.
Trả lờiXóaĐợi xem, chắc Bộ Công an người ta đang xem xét chứ gần đây nhiều vụ chống người thi hành công vụ quá.
Trả lờiXóaKhổ cho cảnh sát giao thông quá hà! Kiểu nào cũng bị kêu.
Trả lờiXóaTôi thấy qua vụ việc trên cho thấy Cảnh sát giao thông làm đúng nhiệm vụ. Trường này cần phải xử lý thích đáng trước pháp luật. Khi vi phạm luật giao thông thì người vi phạm luôn cho rằng không may nhưng khi tai nạn giao thông xẩy ra thì đổ lỗi do Cảnh sát giao thông không thực hiện đúng nhiệm vụ. Lực lượng cảnh sát giao thông là lực vũ trang đã được Đảng và Nhà nước giao quyền, vũ khí là công cụ hỗ trở để trấn áp tội phạm. Vậy thì vụ việc trên là hoàn toàn đúng pháp luật./.
Trả lờiXóaCảnh sát giao thông đã thực hiện đúng nhiệm vụ được giao,. Khi ra lệnh dừng xe vi phạm mà các bác tài vẫn cố bỏ chạy có thể gây nguy hiểm cho lực lượng công an cũng như người tham gia giao thông thì họ nổ súng chỉ thiên bắt dùng xe là đúng rồi.
Trả lờiXóaKhông biết ý mọi người thế nào chứ tôi thì rất ủng hộ việc làm của anh cảnh sát giao thông kia. Đọc bao nhiêu báo đài về việc vi phạm giao thông gây tai nạn chết người rồi. Thậm chí tông chết cả cảnh sát giao thông. Những tên lái xe kiểu đó là gián tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng của người khác. Dùng súng cảnh cáo được quá đi chứ.
Trả lờiXóaNói đùa chứ tôi mà anh cảnh sát kia chắc rút súng bắn thủng lốp xe như trong phim. hehe. Đùa thôi chứ hành động bắn súng chỉ thiên của anh cảnh sát có vẻ hơi quá mức. Mặc dù xét về mặt tình thì anh ý có thể đang làm đúng nhưng về mặt lý thì việc sử dụng súng như thế là tuỳ tiện. Như nước ngoài trong các trường hợp này chỉ huy động xe ép tài xế dừng lại thôi.
Trả lờiXóaMình thấy anh công an này đã hành động không sai. Chắc chắn trước khi bắn anh ấy cũng đã nghĩ tới những vấn đề mình phải đối mặt nhưng trước sự chống đối của người vi phạm có thể dẫn tới nguy hiểm nên anh đã nổ súng. Nếu không cương quyết, cứng rắn, những kẻ khác sẽ nhìn vào đó và đến khi bị dừng phương tiện sẽ quyết tâm bỏ chạy. Xe máy bỏ chạy đã là nguy hiểm rồi, ô tô bỏ chạy sẽ còn nguy hiểm đến nhường nào.
Trả lờiXóaTrường hợp này theo tôi cứ đánh ngay vào ý thức tham gia giao thông của chính tài xế vi phạm luật giao thông trên. Nếu như ý thức chấp hành pháp luật của tài xế tốt thì Cảnh sát giao thông phải đuổi theo không? Tôi cho rằng cách xử lý của Cảnh sát giao thông trong trường hợp dừng xe này là đúng luật. Cần tước bằng lái đối với tài xế vi phạm, xử lý thích đáng trước pháp luật./
Trả lờiXóanhiều người cứ hay chỉ trích công an giao thông nhưng nói thật không có các anh chịu mưa chịu gió đứng chỉ huy giao thông thì giờ này đã có biết bào anh hùng xa lộ hoành hành và tai nạn tăng vọt lên quá khủng khiếp rồi.còn tiêu cực thì người dân vi phạm luật giao thông lập biên bản thì không muốn lai muốn nhanh lại đút tiền,xin này nọ,họ cứ nghĩ xấu người khác trong khi không xem bản thân mình như thế nào,việc nổ súng ở đây là nô súng chỉ thiên để ngăn cản những người cố tình chống đối
Trả lờiXóa