Thi Nguyễn
Thông thường tớ hay tham gia cãi vã mấy chuyện
linh tinh, rân chủ, rân oan chẳng hạn. Hôm nay, kỉ niệm kết thúc một đợt nắng
nóng kéo dài, nhân tiết giời râm mát, nói chuyện chính trị phát.
Suốt mấy hôm trang Tin quân sự toàn đưa những
thông tin rất hót, cứ như góp thêm với khí hậu hót hòn họt của HN vậy. Đó là vụ
võ moàm giữa hai đại quốc gia: Mẽo và Khựa.
Qua đó, được biết việc khựa lấp biển, vá đảo
gây bức xúc cho mẽo ghê gớm lắm. Qua vụ việc này, Thi tôi tập tọng phân tích
phát cho nó hoành. Tất nhiên, sẽ hết sức súc tích, ngắn gọn nhất có thể.
Thứ nhất, có thể xảy ra chiến tranh giữa hai
đại quốc gia trên không? Và hệ lụy của nó?
Khựa san lấp biển, cơi nới đảo trên biển đông,
trên những đảo đá, xây cất nhà cửa, coi như của cha ông để lại đã từ lâu. Việc
xây cất này ảnh hưởng đến quyền lợi không chỉ của các nước trong khu vực mà của
cả nhiều nước khác, có nhu cầu hàng hải trên biển đông, trong đó có mẽo. Tuy
nhiên ngoài VN, Phi … và vài nước trong khu vực lên tiếng phản đối thì các nc
khác trong đó có cả mẽo, chỉ quan ngại theo kiểu: Các bên liên quan phải hết
sức kiềm chế, giải quyết bằng ngoại giao, đảm bảo hòa bình … và vân vân. Ngay
trong khối Asean cũng từng mất đoàn kết về vấn đề biển đông …
Ấy vậy mà nay bỗng nhiên Mỹ lại la toáng lên,
cứ như là bi giờ mới phát hiện ra, cứ như là bị cực kì đột ngột và bất ngờ ấy
vậy. Rồi hai bên gầm ghè lẫn nhau, toàn những nhời đao to búa nhớn. Hai nước
lớn nhất hành tinh đe dọa dùng vũ lực với nhau, trên biển đông. Nơi có quyền
lợi của Mỹ (như những nước khác), nơi Trung quốc có “tài sản trên đất”, công
tôn tạo và vân vân nhưng “đất” lại không phải của ổng. Ơ, hai ông nhớn cứ làm
như nhà của mình ấy nhỉ.
Hôm nay, 31/5/2015 sau khi có nhiều tuyên bố
gây nóng dư luận thế giới, sau khi dự hội nghị đối thoại về biển đông tại
Sanhgapua Bộ trưởng quốc phòng Mỹ thình lình qua chơi Việt Nam.
Vậy, Mỹ và Trung quốc có oánh nhau không? Vì
sao có? vì sao không? Và các hệ lụy của nó.
Người Mỹ rất thực dụng, họ sẽ chỉ làm khi chắc
chắn có lợi. Đánh nhau cũng vậy. Nếu không chắc chắn, họ sẽ không đánh. Dù rằng
người Mỹ thích có chiến tranh (câu này hơi chủ quan, ai ném đá, xin mời. Nhà
đang tính xây ít chuồng trại chăn nuôi) nhưng chiến tranh của Mỹ phải đảm bảo
mấy yếu tố: Không xảy ra trên đất Mỹ; Chiến binh không phải người Mỹ, hoặc càng
ít người Mỹ càng tốt. Việc oánh nhau với tàu khựa đã đảm bảo yếu tố thứ nhất;
khi nào có thằng xung phong oánh thế thì chắc chắn chiến tranh Mỹ - Trung sẽ
xảy ra.
Trung quốc hiện đang là một đại gia lớn mạnh
vào hạng nhất nhì thế giới (to và đông dân thì chắc chắn). Trung quốc lại là
chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Khi là chủ nợ, có nhiều cái mạnh nhưng cũng không phải
là không có hạn chế. Nếu oánh nhau với Mỹ, có nghĩa là món nợ dễ bị xù, hoặc
chí ít sẽ trở thành món nợ khó đòi. Thông thường bọn chủ nợ phải nuôi và vỗ béo
con nợ, con nợ sống khỏe mới đảm bảo món nợ sinh lời. Trung quốc tự cho mình là
(Hảo Hán) nhưng thực ra rất tiểu nhân. Vì quyền lợi của dân tộc mình, họ sẵn
sàng chà đạp lên tất cả những thứ khác, dân tộc khác. Tuy nhiên với anh bạn đại
gia Mỹ thì họ lại sợ. Một nỗi sợ hiện hữu. Không riêng Trung quốc mà nhiều nước
khác đều sợ Mỹ. Khi VN đánh Mỹ, dường như thế giới thấy hào hứng. Họ muốn nhìn
thấy Mỹ bị dạy bảo. (Ai ném đá, xin mời. Muốn chứng minh hay phản biện, xin
mời. Nhắc lại, nhà chuẩn bị xây chuồng trại). Như vậy, không có lý do gì để
Trung quốc phải đánh Mỹ. Ngay cả khi Mỹ tấn công Trung quốc thì việc giáng trả
cũng không nhất thiết. Nhiều khả năng họ sẽ thỏa thuận, trao đổi (những thứ
không phải của họ).
Mỹ không muốn đánh, Trung quốc cũng không, vậy
họ gào thét, la lối làm cái gì? Phải chăng có một mưu mô nào đó? Ngay khi còn
hai bên chiến tuyến của thế giới hai cực Mỹ - Trung vẫn có thể đi đêm với Hoàng
Sa thì sao thế giới đa cực, thế giới phẳng ngày nay lại không phải vì một âm
mưu mới?!
Nếu chiến tranh Trung - Mỹ xảy ra không trên
đất Trung - Mỹ thì chỉ là mưu toan cho một vụ “xóa cờ đánh lại” chia chác trên
biển Đông.
Khi chiến tranh trên biển Đông giữa Trung - Mỹ
như cách hai bên đang hăm dọa mỗi lúc một mạnh mẽ thì nước bị ảnh hưởng nhiều
nhất là Việt Nam, Phi líp Pin … nói chung những nước đang tuyên bố chủ quyền
đối với đảo và quần đảo trên biển, trong khu vực.
Giữa hai làn đạn, Việt nam không thể “theo
Trung quốc” một tên hải tặc truyền thống; cũng không thể “theo cựu giặc ngoại
xâm” đầy tham vọng. Trâu bò đánh nhau, ruồi muỗi chết. Câu nói này cũng là bài
học cảnh tỉnh của tiền nhân khiến cho Việt Nam luôn phải có nước đi khôn khéo,
chủ động, và kiên định.
Nguy cơ lớn nhất của VN là tên bay đạn lạc một
cách có chủ ý của cả hai bên tham chiến. Các nước khác cũng chịu chung số phận
của Việt Nam.
Thế giới âm ỉ như thùng thuốc súng, nhất định
sẽ nổ tung nếu không có một trận mưa lớn dìm thuốc súng trong đó.
Khi Mỹ - Trung giao chiến, sẽ là cơ hội vàng
để Bắc Triều tiên tận dụng vào việc thống nhất đất nước; cũng là cơ hội để phe
phái các nước Trung đông, châu Âu bùng lên như nấm sau mưa.
klq: Trung quốc vừa tặng bạn Cam mấy cái xe
quân sự gì đó rất khủng, không hiểu thằng Cam nó dùng vào việc gì nhỉ.
Trung Quốc và giới cầm ngnhiên vi phạm luật pháp quôc tế
Trả lờiXóaTrâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết. Nguy cơ lớn nhất của VN là tên bay đạn lạc một cách có chủ ý của cả hai bên tham chiến. Các nước khác cũng chịu chung số phận của Việt Nam.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaDường như thế giới của chúng ta luôn âm ỉ trong tiếng súng, khi là súng thật, khi là chiến tranh chính trị. Nói chung chỉ thiệt cho những nước nhỏ, yếu thế.
Trả lờiXóa