Nhạn Biển
Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy
Bà Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy – người từng gọi
“Trần Huỳnh Duy Thức, Cù Huy Hà Vũ, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Nguyễn Văn
Hải, Tạ Phong Tần, Lê Thanh Hải, Đinh Đăng Định… là những thanh niên công giáo
và tất cả những người chịu mất tự do thân xác để bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ sự
thật, bảo vệ quyền con người, bảo vệ tự do suy nghĩ và hành động của chính họ
và của những người khác” là QUỐC BẢO và lê la khắp các diễn đàn Bauxite Việt
Nam và những trang chống Nhà nước khác để vuốt ve bằng thứ ngôn ngữ mà blogger Đôi Mắt gọi cái cảm giác sau
khi đọc là “nắm phải một con lươn”, ông Đông La gọi là kẻ “Ăn cháo đá bát". Mới đây, bà này lại tiếp tục
trổ tài qua việc vội vàng phản pháo Thông tư số 15/2014 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo có mục đích quản lý hiệu quả hơn các nghiên cứu thạc sĩ, tiến sĩ ở bậc đại
học với những quan điểm và gán ghép cho thông tư những cái nhìn miệt thị.
Điều khoản mà bà Nguyễn Thị Từ Huy phản đối có
nội dung sau:
"Điều 30. Thẩm
định luận văn
1. Thành lập hội đồng
thẩm định
Khi có đơn tố cáo đúng
quy định của Luật Tố cáo, có căn cứ rõ ràng cho thấy luận văn không đảm bảo các
yêu cầu theo quy định tại Khoản 2, Điều 26 Quy chế này hoặc khi thấy cần thiết,
thủ trưởng cơ sở đào tạo thành lập hội đồng thẩm định luận văn. Số lượng, yêu
cầu đối với thành viên hội đồng thẩm định luận văn theo quy định tại Khoản 2, 3
Điều 28 Quy chế này; trong đó, nếu có thành viên thuộc cơ sở đào tạo thì tối đa
không quá hai người; thành viên hội đồng thẩm định không trùng với hội đồng
đánh giá luận văn.
2. Thẩm định luận văn
a) Trước khi họp hội
đồng thẩm định, các thành viên hội đồng có bản nhận xét về sự cần thiết của
việc nghiên cứu đề tài luận văn, sự phù hợp với chuyên ngành; sự không trùng
lặp về đề tài, nội dung, kết quả nghiên cứu với các công trình đã được công bố;
tính trung thực, minh bạch trong trích dẫn tư liệu; bố cục và hình thức trình
bày; nội dung, phương pháp, kết quả, ý nghĩa, độ tin cậy của các kết quả đạt
được; đánh giá thành công và hạn chế của luận văn, khẳng định mức độ đáp ứng
yêu cầu của một luận văn thạc sĩ;
b) Việc thẩm định luận
văn được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 4 Điều 29 Quy chế này;
c) Tác giả luận văn,
người hướng dẫn, thành viên hội đồng đánh giá luận văn không tham dự phiên họp
của hội đồng thẩm định nhưng được cơ sở đào tạo thông báo và có thể gửi ý kiến,
cung cấp tài liệu (nếu có) tới hội đồng thẩm định.
3. Xử lý kết quả thẩm
định luận văn không đạt yêu cầu
Nếu hội đồng thẩm định
kết luận luận văn không đạt yêu cầu thì thủ trưởng cơ sở đào tạo dừng việc cấp
bằng hoặc thu hồi, huỷ bỏ bằng thạc sĩ đã cấp (nếu có) do học viên chưa đủ điều
kiện tốt nghiệp. Những trường hợp luận văn không đạt yêu cầu không vì lý do sao
chép bất hợp pháp thì quyền và trách nhiệm của học viên giải quyết như sau:
a) Trường hợp chưa bảo vệ lại luận văn, đề tài vẫn cần thiết nghiên cứu thì học viên được chỉnh sửa, bổ sung và bảo vệ lại luận văn trước hội đồng thẩm định theo quy định tại các khoản 1, 2, 4 Điều 29 Quy chế này. Trường hợp đã hết thời gian tối đa để hoàn thành chương trình đào tạo theo quy định tại Điểm c, Khoản 3, Điều 3 Quy chế này thì học viên được gia hạn tối đa không quá 3 tháng;
b) Trường hợp đã bảo vệ lại luận văn hoặc đề tài không cần thiết tiếp tục nghiên cứu, nếu học viên có nguyện vọng thì thủ trưởng cơ sở đào tạo giao đề tài mới. Trường hợp đã hết thời gian tối đa để hoàn thành chương trình đào tạo theo quy định tại Điểm c, Khoản 3, Điều 3 Quy chế này thì học viên được thực hiện đề tài mới trong thời gian tối đa 6 tháng. Thủ trưởng cơ sở đào tạo tổ chức đánh giá luận văn theo các quy định tại Khoản 2, Điều 27; Điều 28 và các khoản 1, 2, 4 Điều 29 Quy chế này;
c) Kinh phí cho việc chỉnh sửa, bổ sung luận văn, thực hiện và bảo vệ đề tài mới do học viên tự chi trả."
a) Trường hợp chưa bảo vệ lại luận văn, đề tài vẫn cần thiết nghiên cứu thì học viên được chỉnh sửa, bổ sung và bảo vệ lại luận văn trước hội đồng thẩm định theo quy định tại các khoản 1, 2, 4 Điều 29 Quy chế này. Trường hợp đã hết thời gian tối đa để hoàn thành chương trình đào tạo theo quy định tại Điểm c, Khoản 3, Điều 3 Quy chế này thì học viên được gia hạn tối đa không quá 3 tháng;
b) Trường hợp đã bảo vệ lại luận văn hoặc đề tài không cần thiết tiếp tục nghiên cứu, nếu học viên có nguyện vọng thì thủ trưởng cơ sở đào tạo giao đề tài mới. Trường hợp đã hết thời gian tối đa để hoàn thành chương trình đào tạo theo quy định tại Điểm c, Khoản 3, Điều 3 Quy chế này thì học viên được thực hiện đề tài mới trong thời gian tối đa 6 tháng. Thủ trưởng cơ sở đào tạo tổ chức đánh giá luận văn theo các quy định tại Khoản 2, Điều 27; Điều 28 và các khoản 1, 2, 4 Điều 29 Quy chế này;
c) Kinh phí cho việc chỉnh sửa, bổ sung luận văn, thực hiện và bảo vệ đề tài mới do học viên tự chi trả."
(hết trích)
Theo tôi, đây là một
thông tư cần thiết, với các lợi ích sau: thẩm định, xem xét lại những luận văn
kém chất lượng, tránh cho những hạt sạn như cuốn Từ điển Tiếng Việt rác của tác
giả Vũ Chất hay luận văn của cô Nhã Thuyên lưu hành; Giảm thiểu những chi phí
không cần thiết cho những luận án không cần thiết; kích thích sinh viên tìm tòi
và đưa ra những luận án có tính hữu ích thay vì là những luận án kém chất
lượng, vô dụng, tốn tiền nhà nước. Nước ta cũng không nên có những thạc sĩ,
tiến sĩ không biết làm gì ngoài bợ đít nhau, mà cần có một lớp thạc sĩ, tiến sĩ
mới, có năng lực thực sự và có tâm huyết cải thiện xã hội.
Trường hợp luận văn
của Nhã Thuyên được bà Nguyễn Thị Từ Huy đánh giá rất cao, cho cô ta là một nhân vật dám tạo ra đột phá khi làm về nhóm
thơ Mở Miệng và văn học hậu hiện đại. Trên thực tế, nhóm thơ Mở Miệng mà đứng
đầu là Bùi Chát chỉ là những kẻ học mót làm thơ, đúng như Nhã Thuyên gọi là
"thực hành thơ". Nhóm Mở Miệng không "thực hành" một thứ
thơ tử tế mà chỉ muốn làm thơ chống chính quyền, chống lại Đảng Cộng Sản. Vậy
mà Nhã Thuyên lại đi làm luận văn về một trường hợp mấy tay đàn ông rảnh rỗi,
đang tập tành làm thơ không chuyên và đó lại là thơ phản quốc. Vậy, xin bà Nguyễn
Thị Từ Huy cho biết, ngân sách đổ vào một đề tài như vậy có xứng đáng hay
không? Tư cách của cô Nhã Thuyên có xứng đáng hay không. Trong khi đó, cô Nhã
Thuyên có mối quan hệ khá thân tình với Bùi Chát và luận văn này còn được một
tổ chức nước ngoài cho tiền để kích động các biến đổi lớn trong trường học.
Bà dẫn ra rất nhiều lý
do để chống lại thông tư này, thậm chí còn bịa ra một loạt các người bạn tưởng
tượng ở nước nọ nước kia có cùng băn khoăn với bà. Bà cho rằng việc quản lý này
khiến cho nhiều người làm luận án Tiến sĩ ở nước ngoài có nguy cơ rằng luận văn
thạc sĩ của họ trong nước sẽ bị xét duyệt và loại bỏ. Trường hợp này là bất khả
thi, vì khi luận văn thạc sĩ trong nước chưa được công nhận thì làm sao một ai
đấy có thể sang Pháp hay Mỹ làm luận văn tiến sĩ được.
Bà cho rằng với các
quy định chọn lọc được đưa ra trong thông tư, bà e ngại là các trường đại học
nước ngoài sẽ không chấp nhận. Vậy tại sao không làm luôn Thạc sĩ ở nước ngoài.
Mà trên thực tế, không có cái sự cả lo của bà. Nếu ai đó thật sự giỏi và xứng
đáng, không có lý do gì hồ sơ của họ bị từ chối ở các trường đại học quốc tế.
Trừ phi các trường ấy trá hình, thông qua đào tạo tiến sĩ, họ đào tạo những kẻ
như bà, chỉ thích gây rối loạn trật tự xã hội ở Việt Nam và mong muốn chính
quyền một ngày nào đó sụp đổ.
Bà cho rằng số phận
các ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn giờ đây sẽ ngày càng suy yếu, và các bạn
sinh viên sẽ rất mong manh. Bà quên mất một bước xét duyệt ngay từ đầu. Từ khi
chọn đề tài, các bạn sinh viên đã nhận được sự tư vấn từ thày cô để định hướng
đúng hơn. Ngành Xã hội và Nhân văn sẽ không suy yếu như bà tưởng đâu. Mà ngược
lại, ngành này sẽ có hướng đi đúng đắn hơn, tập trung vào giải quyết các vấn đề
hỗn loạn đang tồn đọng trong xã hội ngày nay, mà những kẻ như bà Từ Huy với thái
độ tiêu cực và khả năng chém gió cùng với sự lộng hành của cái gọi là “tri thức
bầy đàn” đã gây ra.
Thông tư này cần được
vận dụng một cách đúng đắn. Tôi tin rằng thông tư sẽ làm thay đổi ngành học
thuật Việt Nam, các bạn sinh viên ngành Khoa học xã hội và nhân văn sẽ tìm được
hướng đi đúng đắn hơn trong tương lai hơn là cố sống cố chết a dua theo thời
đại. Việc bà Tiến sỹ Từ Huy lo lắng cho hậu bối của bà như Nhã Thuyên cùng
những trí thức chấm điểm tuyệt đối cho luận văn Nhã Thuyên sẽ mất đi cơ hội gây
ra những diễn biến tương tự, cho ra những sản phẩm luận văn, luận án tương tự
thì đúng là Thông tư này đáng để bà lo lắng thật
Anh Nhạn biển kính mến,có lẽ đến một lúc nào đó,anh sẽ là người"bẻ gậy chống trời ",hoặc là kẻ "lội dòng nước ngược"đấy ! kính chúc anh bản lĩnh và trung thành với chính anh suốt cuộc đời đấy ! - bái bút !
Trả lờiXóaBA CỦ SU HÀO, XIÊN MỘT ĐŨA
Trả lờiXóaĐEM VỀ NƯỚNG MỌI, VỨT HEO ĂN!
VĂN MẠNH - TP.HCM
Chuyện góp ý cho thông tư khác với chuyện bảo vệ Nhã Thuyên, không nên nhập vào nhau.
Trả lờiXóaLuận văn của cô Nhã Thuyên không thông qua là đúng rồi. Thơ phú gì mấy lời tục tĩu mà ca ngợi như thể là đỉnh cao.
Trả lờiXóacon mụ bênh nhã thuyên vớ vỉn
XóaCó động cơ gì hay chỉ điên điên hâm hâm?
XóaTRUYỀN ĐƠN TỐ CÁO.
Trả lờiXóaNHÂN VẬT SỐ MỘT ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG NHẬN HỐI LỘ 100 LƯỢNG VÀNG ĐỂ DUNG TÚNG BAO CHE CHO NHỮNG TỘI ÁC CƯỚP CỦA - GIẾT NGƯỜI.
Hộp thư spam nay đã có 3802 số lần xem trang.
Nữ sĩ này quá tài giỏi nên có khối kẻ ganh ghét, đố kỵ.
Trả lờiXóaNữ sĩ này quá tài giỏi nên có khối kẻ ganh ghét, đố kỵ.
Trả lờiXóa