
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc
Định không viết,
nhưng khó chịu với loại người không làm tròn bổn phận nhưng lại thích làm sang
mình, nên đành hạ bút biên mấy dòng gửi anh Dương Trung Quốc – nhà sử học, kiêm
đại biểu quốc hội tỉnh Đồng Nai.
Số là, kỳ họp
quốc hội vừa qua đã thực hiện một nhiệm vụ hết sức quan trọng là thông qua Hiến
pháp sửa đổi. Trước giờ bế mạc chiều 29/11/2013, ông Dương Trung Quốc đã công báo
với báo chí ông là một trong hai đại biểu Quốc hội không bấm nút thông qua Hiến
pháp (sửa đổi) này. Sự kiện có lẽ cũng là bình thường nếu như vừa qua ông Quốc
không cố tình làm sang mình bằng cách trả lời các kênh truyền thông nước ngoài
như VOA, BBC về sự kiện trên. Đáng lưu ý, trong bài trả lời phỏng vấn VOA ngày
hôm qua 7/12, ông Dương Trung Quốc cho rằng lý do khiến ông không bấm nút là do
ông này “chưa thỏa mãn lắm ở góc độ người làm sử, như tôi đã phát biểu với nhiều
người, rằng không hiểu vì sao đây là lần đầu tiên một văn bản hiến pháp của một
quốc gia lại nói thẳng nguyên lý thể chế hóa cương lĩnh của đảng, ở đây là đảng
cầm quyền thôi. Vì vậy, tôi không nghĩ đây là một sự tiến bộ”.
Nói tóm lại
theo ông Quốc, lý do mà ông này không ủng hộ việc thông qua hiến pháp đó là do
HP sửa đổi đã thể chế hóa vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
Khoan nói đến
tính đúng, sai của những lời phát biểu này song trước hết, Loa Phường tôi xin
trao đổi với ông Dương Trung Quốc đôi điều như sau:
Theo quy định
của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm
2010, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2003, Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội
và Đoàn đại biểu Quốc hội năm 2002, “đại biểu Quốc hội là người được nhân dân trực
tiếp bầu ra, là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, không chỉ
đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả
nước; là người thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội”.
(Địa vị pháp lý của Đại biểu QH). Đại biểu Quốc Hội có nhiệm vụ: “Trong thời gian giữa hai
kỳ họp, đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ tiếp xúc cử tri, thu thập và phản ánh
đúng ý kiến của cử tri với Quốc hội và cơ quan nhà nước hữu quan.”
Như vậy ở
đây ông Dương Trung Quốc là đại biểu Quốc hội của tỉnh Đồng Nai, theo luật ông
Quốc phải đại diện cho cử tri, phản ánh đúng ý kiến của cử tri với Quốc hội. Vậy
căn cứ vào đâu mà ông lại cho rằng đông đảo cử tri mà ông đại diện không đồng ý
với việc hiến pháp của quốc gia thể chế hóa vai trò của đảng? Nếu cử tri
nhất trí thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng trong Hiến pháp sửa đổi mà ông lại
không thực hiện thì có nghĩa là ông đã phản bội lại những cử tri đã tin tưởng
giao trọng trách cho ông là người đại diện cho nguyện vọng của họ.
Còn nếu ông
không bấm nút đồng ý, chỉ vì thể hiện cái tôi, cái cá nhân của mình thì có
nghĩa ông đã không hoàn thành chức trách và nhiệm vụ của một đại biểu quốc hội
rồi đó. Và nếu đã không làm đúng bổn phận mà lẽ ra ông phải làm thì xin
ông cũng đừng đăng đàn nói chữ, bao biện. Bởi cái nguyên lý cơ bản nhất không đạt được
thì có nói hay, thậm chí phát biểu gây sốc cũng chẳng giải quyết được gì. Bởi đại
biểu Quốc hội phải trung thành với cử tri, đâu thể phản bội họ rồi còn đăng đàn
để khoe mẽ như ông.
Tác giả nói cho có tình có lý chứ, tác giả phải nghĩ rằng thế nào mà lại chỉ trích một cách hằn học làm gì. Tôi không đồng ý với cách ăn nói hằn học, nói rằng tức loại người không hoàn thành trách nhiệm này nọ là sai lầm, chẳng thể chấp nhận được, đó là lời nói không chỉ ra được tức cái gì đâu nhé. Phải nói rằng làm sao để cho ông Trung Quốc hiểu ra vấn đề này nọ. Tác giả phải hiểu rằng trong phản biện nghị trường có thể ở một khía cạnh nào đó đã ông Dương Trung Quốc chưa đồng ý với Hiến Pháp chứ không phải là ông ấy chống Đảng, chống Nhà nước này nọ. Đừng lầm tưởng rằng ông Quốc chống lại lý tưởng. Như thế là sai lầm.
Trả lờiXóaTôi chẳng bênh ai vì tôi ngu dốt, chỉ có điều này các (cụ) bình hộ cho:
Trả lờiXóa(Biết thì bảo là biết, không biết thì bảo là không biết, thế mới biết) liệu có đồng nghĩa với:( Đúng thì bảo là đúng, sai thì bảo là sai, thế mới đúng). Vậy bác nghị (mai) nhà ta đúng, biết???
Ông Dương Trung Quốc không bấm nút là quyền của đại biểu và nên tôn trọng quyết định của ông. Tuy nhiên, việc ông ta không nên đánh bóng bản thân bằng việc này. Đó mới là cốt cách người tri thức.
Trả lờiXóaChuyện không tham gia biểu quyết của ông Dương Trung Quốc đang bị một số đài nước ngoài xuyên tạc. Thực tế, đó cũng là cách lựa chọn thể hiện trách nhiệm cá nhân của ông ta. Kể cả việc không bấm nút là sai lầm của ông Dương Trung Quốc, thì cũng không nên làm sự việc trở nên phức tạp.
Trả lờiXóaNếu thực sự ông Dương Trung Quốc chỉ muốn đánh bóng bản thân mình bằng cách không bấm nút đồng ý mà nhân dân tỉnh Đồng Nai lại đồng ý thì ông đã đi ngược lại với quyền và nghĩa vụ của mình. Ông không thể hiện được vai trò của người đại biểu quốc hội. Thực chất mà nói thì trong cuộc bầu cử nào cũng sẽ có nhiều ý kiến khác nhau. Nhưng việc lấy đó làm hay thì tôi rất không hài lòng với cách ứng xử của ông Quốc.
Trả lờiXóa