siết nhập cư nội thành để tạo điều kiện phát triển cho Hà Nội.
Được sống và làm việc tại Thủ đô là ước mơ của nhiều người đặc
biệt là của các công dân nằm ngoài địa bàn Hà Nội. Trong những năm chiến tranh
và cả giai đoạn bao cấp sau đó việc chuyển công tác từ tỉnh khác về Hà Nội hoặc
từ nơi khác về Hà Nội sinh sống hết sức khó khăn do những chính sách hạn chế
nhập cư thông qua quản lý sổ hộ khẩu và các chế độ chính sách đối với những
người nhập cư. Thời kỳ đổi mới, với xóa bỏ chế độ tem phiếu khiến việc lệ thuộc
vào sổ hộ khẩu như trước kia không còn nữa. Mặt khác với quy mô phát triển ngày
một lớn, Hà Nội cần có thêm nguồn nhân lực để xây dựng và phát triển Thủ đô. Và
chỉ trong hơn chục năm dân số Hà Nội đã tăng vọt vượt xa mức đáp ứng về hạ tầng
kỹ thuật. Hậu quả của việc gia tăng dân số sinh học và cả cơ học một cách đột
biến đã đẩy điều kiện sống tại Hà Nội tụt hạng so với nhiều thành phố khác
trong cả nước, đặc biệt là vấn nạn kẹt xe, ô nhiễm môi trường, xây dựng phá vỡ
quy hoạch, bệnh viện, trường học quá tải…đã trở thành những vấn đề nhức nhối
không chỉ của riêng Hà Nội mà còn là vấn đề nóng trong các chương trình nghị
sự, các cuộc hội thảo về chuyên môn ở cấp cao hơn.
Làm thế nào để Hà Nội
xứng đáng là Thủ đô của cả nước, niềm tự hào của mỗi người dân Việt. Trong suốt
một thời gian dài Hà Nội cùng các chuyên gia đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm hạn
chế sự gia tăng dân số Hà Nội nhằm đảm bảo phát triển một cách bền vững. Dự
luật Thủ đô sau nhiều kỳ họp Quốc hội với nhiều những đóng góp đã được chính
thức thông qua và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2013 tới đây, đây được xem là một
thay đổi mang tính quyết định về pháp lý nhằm tạo điều kiện để Hà Nội phát
triển bền vững. Một trong những nội dung của luật Thủ đô là giảm số lượng dân
cư tập trung quá đông ở nội thành. Đảm bảo quy hoạch của Hà
Nội, Điều 9 của luật
đã nêu rõ:
1. Trong nội thành
không mở rộng diện tích sử dụng đất và quy mô giường bệnh của các bệnh viện hiện có; không xây dựng mới khu công
nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở giáo dục
đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề
nghiệp không có trụ sở chính ở nội thành thì không được đặt địa điểm đào tạo trong nội thành.
Thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp và lộ
trình di dời một
số cơ sở sản xuất công nghiệp ra khỏi nội thành; di dời một số bệnh viện, cơ sở giáo dục đại
học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp ra khỏi nội thành hoặc xây dựng cơ sở khác của các
bệnh viện, cơ sở này ở bên ngoài nội thành.

Khuê Văn Các trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám
thành biểu tượng của Thủ đô
Đối với công dân muốn
được đăng ký thường trú tại Hà Nội phải có các điều kiện ngặt nghèo sau:
- Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập
vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con
về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất
sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột;
c) Người tàn tật, mất khả năng lao động, người
bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển
hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ
hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội,
ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
đ) Người thành niên độc thân về sống với
ông, bà nội, ngoại;
+ Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại
cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng
không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do
thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ
đồng ý bằng văn bản;
+ Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành
phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp
của mình. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải
được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
Các trường hợp không thuộc điểm a khoản này đã
tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc
nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở; đối với nhà
thuê phải bảo
đảm điều
kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và
được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê cho đăng ký thường trú vào nhà thuê.
Như vậy với bước đột phá khẩu này hy
vọng dân số Hà Nội sẽ có những điều kiện thuận lợi để xây dựng một Thủ đô phát
triển bền vững.

TÂM SỰ CỜ VÀNG
Trả lờiXóaLại hết một năm sống tha hương.
Băm mấy xuân qua vẫn đọan trường.
Cộng sản vẫn còn, ta chưa chết.
Nhưng biết bao giờ thấy cố hương?
Quốc hận hằng năm vẫn nhớ ngày
Ôm niềm uất hận lết sang đây,
Ngày xưa nhớ cái năm năm bốn
Cũng tại cộng nô phải chạy dài.
Số kiếp di cư đến hai lần
Hai lần nhưng vạn nỗi gian truân.
Lần sau còn nhục hơn lần trước,
Vứt cả ba lô cởi cả quần.
Cũng tại ta xui mới thế này
Thầy ta đừng chạy chúng biết tay
Phải chi thầy thí vài trăm triệu
Đâu phải chạy te vứt cả giày.
Dù bỏ chạy te vứt cả giày.
Nhưng ta nào có sợ chúng bay.
Chẳng qua cũng chỉ vì thời vận
Tại số nên ta mới như vầy.
Ta quyết không quên mối hận này.
Con không làm được cháu ta thay
Cờ vàng ta phất không ngừng nghỉ.
Rồi sẽ có ngày chúng biết tay
Ta vẫn cờ vàng vẫn duyệt binh
Vẫn hát vang lên khúc quân hành
Để cháu con ta luôn ghi nhớ
Hình ảnh hào hùng lớp cha anh.
Dù là quần áo chợ si đa
Dù chẳng súng gươm cũng gọi là
Quân đội cộng hòa thời oanh liệt,
Để ta ôn lại quãng đời ta.
Ta phất cờ vàng giữa cờ hoa
Cờ hoa cứu giúp chở che ta
(Không có cờ hoa ta lạnh gáy
Cộng sản rập rình rét bỏ cha.)
Nhớ về hòn ngọc viễn đông xưa
Nơi ta hoan lạc suốt bốn mùa
Tên em ngày ấy không còn nữa
Còn lại nơi này cái little.
Thế mà chúng cũng chẳng buông tha.
Theo đến nơi này xứ cờ hoa.
Cái little kia nào có tội
Chúng cũng vặt luôn tức bỏ bà.
Mấy chục năm ròng giữa chốn đây.
Eo phe (welfare) vẫn lãnh vẫn ăn mày.
Phút tem (food stamp) không có đời ta tận
Bởi thế cho nên phải lụy thầy.
Ta chạy sang đây đã cùng đường
Thế nên ta vẫn phải khói hương
Tâm nguyện khấn cầu ông thánh Mỹ
Phù hộ ta tròn mộng hồi hương.
Thầy ta ta dựng tượng phụng thờ
Cũng vì ơn nghĩa những năm xưa
Thế mà chúng bảo “quân chơi đĩ ”
Năm mươi tám vạn hồn có biết chưa
Hỡi chúa hỡi thần hỡi Ala
Hỡi Mô ha mét hỡi Di đà,
Cộng nô láo xược không vặn cổ
Lại cứ vặn nhầm cổ chúng ta.
Thà ta nô lệ xứ cờ hoa
Quyết không về lại chốn quê nhà
Làm mướn, cu li, hay rửa chén,
Rửa đít cho thầy cũng sướng cha.
Rửa đã bao năm rửa mòn tay,
Nhưng vẫn không quên rửa hận này.
Đời ta không được, đời con cháu,
Quyết diệt cho tiêu bọn chúng mày.
Trung cộng âm mưu chiếm Trường Sa.
Đã lâu mới có dịp hò la.
Cầu trời nó chiếm luôn Hà nội.
Cho đáng bọn mày hả dạ ta.
Trung cộng to đầu thế mà ngu.
Đất liền không lấy lấy san hô.
Sao bay không chiếm luôn cả nước,
Chẳng lẽ bọn mày sợ chúng ư.
Bay cứ đánh đi có chúng tao
Tuy tao chẳng có tí quân nào
Nhưng tao có cái mồm to khỏe.
Chống cộng nhưng tao khoái ba tàu.
Ta có cờ vàng có ống loa
Có kèn có trống có cờ hoa.
Tuy hô đả đảo thằng trung cộng
Nhưng chống chỉ là Cộng xứ ta.
Chẳng lẽ xuống đường chống tụi bay
Mà không đả đảo thật hăng say.
Thì ai mà biết ta yêu nước.
Nhưng tấm lòng ta khoái chúng mày.
Hàng hóa Việt Nam bán dẫy đầy
Nhưng ta cương quyết phải tẩy chay
Thà ta ủng hộ hàng tàu chệt
Cho lũ cộng mày chết trắng tay.
Nhớ nước ta càng thêm uất ức,
Thương nhà tiếc mãi cái vila.
Sang đây cam phận thằng ở đợ
Cũng tại bọn mày lũ cộng nô
Lạy thánh A la lạy chúa tôi
Con chống bao năm quá đuối rồi
Sức kiệt lực tàn đành chống gậy.
Nay còn chỉ mỗi cái mồm thôi.
Xin chúa hộ phù lũ chúng con
Vặt cho chết hết lũ tham tàn
Mai này phục quốc con xây tượng
Xây nhà thờ mới đẹp to hơn.
***
Mấy chục năm ròng giữa chốn đây.
Bưng bê rửa bát đã bao ngày.
Vẫn chưa rửa được niềm căm hận
Ôi biết sao vơi mối thù này.
Hô hô sao tự nhiên đâu ra bài thơ nhảy vào đây vậy... hơi bị vô duyên đấy.
Trả lờiXóaThôi trở lại với vụ thời tiết, được mấy hôm trời mát thì nay lại nóng như đổ lửa rồi, mong tiếp một cơn mưa như bữa nọ quá đi
Người Buôn Gió đúng là chỉ chuyên chém gió đâm hơi, xuyên tạc sự thật thôi mà. Không biết sang đó có học được cái gì hay ho không hay chỉ đi học mấy thứ bậy bà rồi lại về nước quay sang nói xấu Việt Nam là thiếu tự do, không dân chủ.
Trả lờiXóaTrước tình hội nhập kinh tế quốc tế, nền văn hóa nước ta giao thoa với các nền văn hóa khác trên thế giới. Bên cạnh mặt tích cực của quá trình hội nhập ấy thì một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ chạy theo lối sống thực dụng, cơ hội vô cảm với xã hội, nhiều tai tệ nạn xuất hiện ở nước ta, những vụ án hình sự xuất phát từ thanh niên rất nhiều đặt ra vấn đề cho toàn xã hội về việc giáo dục nâng cao nhận thức trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa, đạo đức dân tộc
Trả lờiXóa