Loa Phường 

Bức xúc trước
thái độ hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông, chính quyền Philippines đã
mang tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại Biển Đông ra phân xử tại
tòa quốc tế. Ngoài việc tổ chức họp báo để công khai sự kiện trên, Bộ
Ngoại giao Philippines đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc tại Manila Mã
Khắc Thanh để thông báo về quyết
định này.
Gần đây dư luận
đặc biệt quan tâm tới sự kiện tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc quanh
bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham, sau đó Trung Quốc đã
đưa rất nhiều tàu đánh cá đến đây để gây sức ép với Philippines. Trung Quốc
luôn phản đối việc giải quyết tranh chấp chủ quyền ở tòa quốc tế, mà cho rằng
phải giải quyết song phương vấn đề này, tuy nhiên dư luận thừa hiểu, Trung Quốc
muốn đàm phán song phương để gây sức ép với các nước láng giềng nhỏ.
Lý do để chính
quyền Philippines đưa sự việc trên lên tòa Quốc tế là bởi "đã cạn kiệt
tất cả các giải pháp chính trị và ngoại giao nhằm giải quyết thông
qua đàm phán hòa bình với Trung Quốc".
Việt Nam đánh
giá đây là một sự kiện rất quan trọng bởi Việt Nam cũng đang ở trong tình trạng
giống philippines. Nếu Tòa án quốc tế giải quyết tranh chấp tại khu vực này sẽ
là tiền lệ cho các vấn đề tương tự trong giải quyết các vấn đề tranh chấp chủ
quyền biển đảo giữa Trung Quốc với Việt Nam.
Trước
thái độ hung hăng và bành trướng, nhằm độc chiếm biển Đông của Trung Quốc, ngày 16/1/2013 Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã chọn Việt Nam là trạm dừng chân
đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông sau khi nhậm chức.
Trong chuyến
thăm Việt Nam ông đã hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hai bên khẳng định
lập trường trong việc phản đối việc dùng vũ lực để thay đổi tương quan
hiện tại ở Biển Đông và các tranh chấp ở biển Đông phải được giải quyết một
cách hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế . Hai bên sẽ cùng đối diện các
thách thức chung trong khu vực và bổ trợ lẫn nhau trong kinh tế với
vai trò đối tác.
Trong khi đó
dư luận quốc tế cũng chứng kiến những hoạt động “diễu võ dương oai” nhằm thách
thức và đe dọa các nước trong khu vực có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc. Tờ nhật báo Hồng Kông - South China Morning
Post ngày 4/1 tiết lộ, Trung Quốc đã thực hiện một loạt những cuộc tập trận tại
ba vùng Thẩm Dương, Tế Nam và cái gọi là “Tam Sa”, tất cả các cuộc tập trận đều
diễn ra ở các thành phố dọc theo Biển Đông và Hoa Đông, nơi mà các tranh chấp
lãnh hải với các nước láng giềng vẫn chưa được giải quyết. Cũng trên tờ báo này
ngày 18.1 đã đăng tải những tấm ảnh cho thấy các chiến đấu cơ J-10 thuộc Hạm đội
Hoa Đông đã được phái đến vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với
Nhật.
Phô trương vũ
khí
Và gần đây nhất
những hình ảnh từ vệ tinh cho thấy tên lửa của Trung Quốc trong các cuộc thử
nghiệm tại sa mạc Gobi mới đây đã bắn trúng mục tiêu trên mặt đất mang hình
dáng tàu sân bay của Mỹ.
Máy bay J-10 của
Trung Quốc
Cùng với các
hoạt động tập trận, thử vũ khí thì tờ dân tộc cực đoan “Thời báo Hoàn Cầu” ngày
24/1 đăng bài xã luận 'Trung Quốc nhất định sẽ cho Nhật Bản một bài học sâu sắc'.
Tờ báo tự tin nếu chiến tranh xảy ra, Nhật Bản sẽ hoàn toàn thảm bại…
Tàu tuần duyên Nhật Bản phun vòi
rồng vào tàu Đài Loan
Từ những động
thái trên cho thấy những tranh chấp trên biển giữa Trung Quốc và những nước
láng giềng đã trở nên vô cùng phức tạp.
Trước những diễn
biến ngày càng nóng, Tổng thư ký Liên hiệp quốc, ông Ban Ki Moon đã kêu gọi các
bên tìm giải pháp hữu nghị cho vấn đề biển Đông
Ông Ban Ki Moon
Theo ông Ban, điều quan trọng
là các nước trong khu vực cần giải quyết mọi vấn đề thông qua đối
thoại một cách hòa bình và hữu nghị trước hết giữa các quốc gia
liên quan đồng thời hứa sẽ theo dõi tranh chấp Biển Đông "một cách
kỹ càng".
Loa phường là tên dốt nác mà cũng bức xúc sao?
Trả lờiXóaCàng ngày càng rối loạn. Chẳng biết đường nào mà lần với cái tình hình hiện nay nữa
Trả lờiXóa