
Kiểm định Định
kỳ phổ quát là hoạt động nhằm kiểm điểm tình hình thực hiện các quyền con người trên
lãnh thổ Việt Nam của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc. Để chuẩn bị cho hoạt
động này, phía Việt Nam đã chuẩn bị báo cáo với sự tham gia xây dựng của các cơ
quan liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ, thực hiện và thúc đẩy các quyền con
người: Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Ban Tôn giáo Chính phủ (thuộc
Bộ Nội vụ), Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Ủy ban Vì sự tiến bộ của Phụ nữ,
Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Uỷ ban Dân tộc, Toà án
Nhân dân Tối cao và Bộ Ngoại giao. Bản báo cáo đã nêu những đánh giá đầy đủ của
các cơ quan chức năng về tình hình nhân quyền tại Việt Nam, trong đó đã nêu rõ
những mặt đã làm được, những mặt còn hạn chế, nguyên nhân khách quan, chủ quan
và khẳng định Việt Nam mong muốn các nước và các tổ chức quốc tế tiếp tục chia
sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ Việt Nam tăng cường năng lực cho cán bộ và người dân,
nâng cao nhận thức về vấn đề quyền con người.
Song
thay vì việc chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ Việt Nam nâng cao nhận thức về vấn đề
quyền con người, một số tổ chức quốc tế lại muốn lợi dụng cơ hội này để gây khó
dễ với Việt Nam không ngoài mục đích xuyên tạc tình hình nhân quyền và bôi nhọ chính thể của Việt Nam. Một trong những hoạt động xấu xa mà những tổ chức
mang danh nhân quyền này làm là dựng lên một "Phái đoàn vận động nhân quyền cho Việt Nam". Có
điều việc lựa chọn thành viên của Phái đoàn này đã thể hiện một sự lệch lạc đến
khó hiểu. Trước hết họ tuyển lựa những nhân vật đã được một số tổ chức do người
Việt Lưu vong ở nước ngoài như tổ chức khủng bố Việt Tân lựa chọn, nuôi dưỡng,
cung cấp tiền bạc và hậu thuẫn về tinh thần để họ thực hiện những hành vi chống đối chính quyền, và coi
đó như là một nghề mưu sinh. Trên thực tế đó chính là trường hợp của Trần Khải
Thanh Thủy và bây giờ là Đoan Trang, Nguyễn Tuấn Anh, Lê Quốc Quân…
Để
đánh giá khách quan về tình hình nhân quyền ở Việt Nam nói riêng và ở các quốc
gia nói chung đều phải căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước, có
như vậy đánh giá mới khách quan, mới thấy được nỗ lực của các quốc gia trong cải
thiện quyền con người. Nếu so sánh tình hình ở một quốc gia châu Phi với một quốc
gia châu Âu, bạn có thể coi đó là một so sánh khập khiễng và ngay lập tức vội vã tuyên bố tình trạng nhân quyền ở quốc gia châu Phi thấp kém .v.v. Nhưng nếu so sánh một cách cẩn trọng, chúng ta có thể đánh giá dựa trên tình hình cải thiện nhân
quyền ở các quốc gia ở các giai đoạn và do đó dễ dàng nhận thấy những
nỗ lực của cả chính phủ lẫn người dân trong việc cải thiện quyền
con người.
Một thực tế không thế chối bỏ là
Việt Nam phải phát triển đất nước trong điều kiện đói nghèo, kiệt quệ sau chiến tranh. Sau đổi mới, kinh tế thị trường và sự mở cửa của đất nước đem
lại sự khởi sắc, thay da đổi thịt, song cũng tạo ra những mặt trái như khoảng
cách giàu – nghèo, nông thôn – thành thị; khả năng hòa nhập của các nhóm dễ bị
tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật...
Trong 2 năm qua, kinh tế thế giới
trải qua khủng hoảng lớn, cuộc sống của hàng trăm triệu người ở ngay những nước
phát triển cũng rơi vào khó khăn. Tuy vậy chính phủ và nhân dân Việt Nam vẫn nỗ
lực và ưu tiên hàng đầu công tác xóa đói giảm nghèo. Tỉ lệ hộ nghèo trên toàn
quốc từ 58,1% năm 1993 xuống còn 7,6% năm 2013 là một nỗ lực mà không phải quốc
gia nào cũng đạt được.
Cùng với xóa đói giảm nghèo, Việt
Nam triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các Chiến lược Cải cách Tư pháp, Xây dựng và
Hoàn thiện Hệ thống Pháp luật, tăng cường dân chủ, công bằng và an sinh xã hội.
Với các nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số, người
khuyết tật (trong đó có các nạn nhân chiến tranh) và người nhiễm HIV/AIDS, Việt
Nam đều xây dựng chính sách nhằm bảo vệ, hỗ trợ, tạo cơ hội cho họ phát triển
và hòa nhập cộng đồng. Luật Phòng chống HIV/AIDS 2006, Luật Bình đẳng giới 2006
và Luật Phòng chống Bạo lực Gia đình 2007 là những ví dụ điển hình minh chứng
cho nỗ lực này.
Các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá...như được sống
trong độc lập, tự do, quyền tự quyết định vận mệnh của mình, quyền bầu cử, ứng
cử...đều đã được thể hiện một cách rõ ràng trong bộ luật cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam, đó
là Hiến pháp và các văn bản pháp luật như Luật khiếu nại, tố cáo; Báo chí; Xuất
bản, Pháp lệnh tôn giáo, tín ngưỡng...đã đi vào cuộc sống của người dân.
Còn
nhiều nữa, nhiều nữa... những thành tựu nhân quyền mà Việt Nam đã đạt được. Đó là
những con số, những hình ảnh, con người cụ thể mà không ai có thể phủ nhận cho
dù họ cố tình xuyên tạc, bóp méo sự thật.
Nói
tóm lại: Nếu thực sự quan tâm và mong muốn cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt
Nam, những tổ chức trên nên có những hành động cụ thể, thiết thực giúp đỡ nhân
dân Việt Nam thay vì cố tình tạo những bất ổn về chính trị, xã hội hay can thiệp
vào tình hình nội bộ của Việt Nam. Bởi sự bất ổn về chính trị tại quốc gia này
chẳng có lợi cho bất cứ ai, nhất là đối với Mỹ và các nước phương Tây vào thời
điểm này.
Còn
nữa với những kẻ cõng rắn, cắn gà nhà như Đoan Trang, Anh Tuấn, Lê Quốc Quân…có thể nhìn thấy
đoạn kết của mình ở tấm gương Trần Khải Thanh Thủy.
0 nhận xét: