Loa Phường


Nhà báo Hoàng Khương bị bắt giữ
Về sự việc nhà báo Hoàng Khương bị bắt, báo chí có rất nhiều quan điểm. Báo Tuổi Trẻ TP.HCM nơi nhà báo Khương
công tác thì cho rằng hành vi của Hoàng Khương là tai nạn nghề nghiệp, do đó chỉ
xử lý hành chính, không nên xử lý hình sự... Những việc làm của nhà báo này là
một trong những nỗ lực để đấu tranh với tệ nạn mãi lộ. Cùng có tính chất giống
nhau song cách thức xử lý của các cơ quan chức năng lại rất khác nhau. Nhờ việc
Hoàng Khương nhập vai tài xế và ra loạt bài phản ánh về những CSGT tiêu cực ở Thanh
Hóa, cơ quan CSĐT Bộ công an đã vào cuộc, tiến hành điều tra và kết luận, xử lý
hình sự những CSGT tiêu cực chứ không xử lý tài xế đưa hối lộ. Trong vụ này,
Hoàng Khương được coi là người có công, trong khi đó vụ tại TP.HCM thì lại bị
quy là có tội và bị xử lý hình sự. Ông Lê Xuân Trung –đại diện báo Tuổi Trẻ
TP.HCM cho rằng: “Đến thời điểm hiện nay, mặc dù Ban biên tập báo Tuổi Trẻ đã
thông qua luật sư để đề nghị cơ quan tố tụng được tham dự phiên tòa xét xử nhà
báo Hoàng Khương với tư cách người có quyền và nghĩa vụ liên quan nhưng báo Tuổi
Trẻ vẫn chưa nhận được giấy mời tham dự. Nếu có mặt tại tòa, đại diện báo Tuổi
Trẻ sẽ giải thích rõ ràng hơn về quy trình xử lý tin bài liên quan đến các bài
viết của Hoàng Khương; cũng như nói rõ đây là bài viết nằm trong tuyến bài do
Ban biên tập báo Tuổi Trẻ triển khai để thấy rằng báo Tuổi Trẻ cũng có trách
nhiệm trong việc này, chứ không phải là do phóng viên Hoàng Khương tự tác nghiệp”. Hoàng Khương cho rằng, đó chỉ là
những sai sót trong quá trình tác nghiệp khi thực hiện tuyến bài viết theo sự
chỉ đạo của Ban biên tập báo Tuổi Trẻ về "Chiến dịch truyền thông và giảm
thiểu tai nạn giao thông năm 2011". Do quá nôn nóng lấy được bằng chứng về
hành vi sai phạm của CSGT trong việc giải quyết xe vi phạm, Khương đã dấn thân
vào công đoạn bị cho là cấu thành tội danh đưa hối lộ.
Để rộng đường
dư luận, Loa Phường xin tóm tắt lại sự việc như sau:
Hoàng Khương và Đông Anh, Trần Minh Hòa là họ hàng. Do biết quan hệ tiêu cực giữa
Tôn Thất Hòa với trung úy Đức trong việc xử lý xe vi vi phạm, Hoàng Khương đã nhờ Hòa (lấy tên giả là Hoàng)
nhờ vả. Hoàng Khương đã trực tiếp đưa 15
triệu đồng cho trung úy Đức để chạy lấy xe. Đây là số tiền Trần Minh Hòa giao
cho Đông Anh nhờ Hoàng Khương lấy xe.
Cơ quan điều
tra khẳng định Hoàng Khương, Tôn Thất Hoà, Nguyễn Đức Đông Anh, Trần Minh Hòa đều
biết rõ việc đưa tiền nhờ vả lấy xe vi phạm giao thông khi không đủ hồ sơ thủ tục
là trái pháp luật nên đã sử dụng tên giả và bàn nhau cách khai gian để đối phó.
Ngoài ra Hoàng Khương còn cố ý thực hiện hành vi đến cùng, xúi giục Trần Minh
Hòa tẩu tán xe và tiếp tục đòi lại giấy tờ xe, "hành động này xuất phát từ
lợi ích cá nhân, vượt quá mục đích tác nghiệp báo chí và đã vi phạm pháp luật".
Đối với Huỳnh
Minh Đức, cơ quan điều tra cho rằng Đức đã thông qua Tôn Thất Hòa nhận tiền hối
lộ tổng cộng 18 triệu đồng để giải quyết trả xe vi phạm mà chưa được phép của của
lãnh đạo có thẩm quyền. Còn Tôn Thất Hòa cùng nhà báo Hoàng Khương đưa hối lộ Đức
số tiền 15 triệu đồng để được trả xe vi phạm sai nguyên tắc.
Tai nạn nghề
nghiệp hay đi quá thẩm quyền dẫn đến vi phạm pháp luật??? Đây là một bài học đắt
giá cho các phóng viên khi tác nghiệp đặc biệt là khi xử lý với những vấn đề nhạy
cảm. Bởi là nhà báo các anh cần tự trang bị cho mình không chỉ khả năng chuyên
môn mà còn là pháp luật khi hoạt động nghề nghiệp. Bởi mọi công dân đều phải
tuân thủ pháp luật cho dù người đó là công an hay nhà báo.
0 nhận xét: